Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi đã ra đời một loại hàng hóa
đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung, đó là tiền tệ.
Ngày nay tiền được coi là thứ được xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng.
1. Chức năng của tiền tệ
a. Phương tiện thanh toán
- Cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hóa trực tiếp.
- Dòng lưu thông tiền tệ trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường.
b. Dự trữ giá trị
- Tạo khả năng mở rộng sản xuất và để dành một phần kết quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai.
- Một loại tài sản tài chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt động tín dụng, thúc
đẩy quá trình tích tụ để mở rộng sản xuất.
c. Đơn vị hạch toán
- Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị, được dùng để đo lường giá trị của các khoản khác nhau.
- Cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng mọi quốc gia.
2. Các loại tiền
- Tiền là một tài sản tài chính được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu….
- Tiền có khả năng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sản sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hóa- dịch vụ.
Căn cứ vào khả năng chuyển đổi, tiền được phân chia như sau :
+ Tiền mặt (Mo): Không sinh lợi, đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa, khả
năng sẵn sàng thanh toán cao nhất.
+ Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn được coi là tiền giao dịch (M1) đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một Quốc gia.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn): có khả năng chuyển sang tiền mặt nên được coi là có khả năng thanh toán.
M1 cộng với tiền tiết kiệm có kỳ hạn được gọi là M2, đại lượng đo cung tiền chủ yếu.
+ Các loại tài sản tài chính khác có khả năng thanh toán: Các chứng khoán cơ bản (tín phiếu kho bạc ngắn hạn): giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng v.v…
Trên gốc độ kinh tế vĩ mô, người ta quan tâm nhiều đến M1, M2 theo dõi
động thái của các thành phần tiền khác. Trong đó M2 được nhiều nước phát triển lựa chọn làm đại lượng đo mức cung tiền.
M2/GDP: chỉ số quan trọng phản ảnh khái quát qui mô của nguồn vốn luân chuyển và mức độ tiền tệ hóa của nề kinh tế