Chuyển đổi theo vùng

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 58 - 61)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH QUA 3 NĂM (NĂM 2003 2005)

4.2.1.Chuyển đổi theo vùng

Với đặc điểm tự nhiên của xã Tiên Cảnh; để khai thác và phát huy tối đa lợi thế của vùng; qua kiểm tra thực tế từng địa bàn, dự kiến một số vùng quy hoạch như sau:

* Vùng đồi núi: chiếm 28, 48 % tổng diện tích tự nhiên tập trung nhiều nhất là các vành đai ranh giới giữa xã Tiên Cảnh với Tiên An; Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, núi ở đây có độ dốc cao nên độ bào mòn, rửa trôi lớn, nghèo dinh dưỡng, phần lớn diện tích này đã được nhân dân trước đây làm nương rẫy để trồng các loại cây lương thực, thực phẩm như tỉa lúa, ngô; trồng đậu; khoai lang, sắn; thời gian gần đây giá trị cây nguyên liệu có giá nên hộ nông dân chuyển toàn bộ diện tích này sang trồng keo lai; keo tai tượng; những khu vực thuộc rừng phòng hộ theo chủ trương chung được trồng xen cây sao để tạo rừng sau này; thực hiện quyết định 181 của Chính phủ và tham gia dự án WB3, nhân dân hưởng ứng đăng ký nhận quyền sử dụng đất nên hiện nay tất cả đất đồi núi ở địa phương đều có chủ. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên và tính thích nghi của cây trồng từng bước phát triển vườn đồi, vườn rừng, trang trại, để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế thay thế cho cây keo; cây nguyên liệu sau khai thác.

* Đất vườn: Chiếm khoảng 300 ha phân bố đều khắp ở khu dân cư ở 8 thôn; đặc điểm của đất này là tầng đất dày ít bị xói mòn nhưng trong quá trình sử dụng trong thời gian dài nhân dân trồng các loại cây ăn quả; cây công nghiệp sau

đó chỉ quản canh nên đất bị cây hút hết chất dinh dưỡng không được bổi bổ làm cho đất cằn cổi; trong nhiều năm gần đây thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp để trồng các cây có giá trị kinh tế; nên hộ nông dân có tập trung khai thác, loại bỏ những cây có hiệu quả kinh tế thấp và thâm canh bồi bổ cho đất nên đã hình thành nhiều khu vườn phát triển tốt tạo thành những mô hình vườn để nhân rộng như những mô hình ở Lộc Yên (Thôn 4); vùng Năm (thôn 6); Tú An (thôn 7b)…

Hiện nay diện tích vườn tạp còn cao, do đó địa phương luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cho nhân dân cải tạo để trồng các loại cây có giá trị kinh tế với định hướng cụ thể như sau: Thôn 1 là vùng lân cận với Tiên Hiệp xã có vùng Trà khân thủy tổ cây thanh trà nên bố trí trồng phần lớn là cây thanh trà kết hợp với việc phục hồi các cây bản địa như quế, tiêu, cau: Những khu vực đất vườn có độ chênh bố trí trồng quanh bờ vùng, bờ thưa dó bầu để giữ đất khỏi bị rửa trôi … Thôn 2 là vùng đất có nhiều cây dó nguyên sinh trước đây còn tồn tại và hiện đang phát huy hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân, đã thể hiện sự thích nghi của cây đó ở vùng đất này kết hợp với giống hiện có, cần bố trí mở rộng diện tích trồng cây dó bầu ở vùng này với các vùng lân cận như thôn 3 (Bình Yên), vì ở thôn 3 diện tích vườn đất rừng chiếm trên 3/4 diện tích tổng thể, nhưng loại đất này rất phù hợp với cây dó phát triển nên cần có sự quy hoạch bố trí trông cây đó ở 2 thôn này .Thôn 4 là thôn được quy hoạch vào tòa du lịch sinh thái làng làng quê, du lịch nhà cổ và môi trường sinh thái của huyện do đó, yêu cầu xây dựng các mô hình làng quê một cách hợp lý để phục vụ cho nhu cầu du lịch của đa khách, do vậy phải có sự bố trí sắp xếp nhóm cây trồng thích ứng tạo nên khu viên, quang cảnh phản ánh được nét đặc trương của loại cây trồng mang tính truyền thống và thể hiện tính thực thụ của cây bản địa nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm truyền thống và tạo môi trường thông thoáng tính hấp dẫn trong việc tiêu thụ và xuất khẩu trên thị trường để làm tăng giá trị sản phẩm, mà trong đó tập trung trồng các loại cây và bố trí hợp lý những mãnh vườn dọc theo hai bên tuyến đường từ thôn 5 đi thôn 4 cần tập trung bố trí cây cau theo bên lề đường, phía trước vườn trồng tiêu, chè hoặc một số cây ăn quả tán thấp như thanh trà, bưởi, cam… vườn sau trồng quế hoặc một số cây ăn quả tán cao như bòn bon, Măng cụt,

quanh vườn trồng xen cây dó để tạo nên khu vườn mang tính đặc thù của làng quê lại tạo ra cảnh quan môi trường đẹp thu hút sự quan tâm của du khách, thôn 5 là thôn trung tâm của xã nên có nhiều lợi thế trong việc giao lưu hàng hóa và là thôn có diện tích đất vườn bình quân thấp vì dân cư tập trung đông đúc do đó cần phát huy tiềm năng của đất, nơi đây có địa hình tương đối bằng, ít thung lũng sâu (trừ vùng đá vách) nên độ chiếu sáng hàng năm cao, vườn phần lớn là đất thịt nhẹ, độ tầng sâu nên rất phù hợp với việc trồng cây ăn quả do đó cần bố trí trồng những cây có giá trị kinh tế như măng cụt, thanh trà, quanh vườn có thể trồng bòon boon xen dó bầu, những khu vườn thuận lợi với điều kiện nước tưới, có độ thông thoát nước nên trồng cây tiêu. Thôn 6, thôn 7a và thôn 7 b là những phụ cận với sản phẩm nổi tiếng của Tiên Phước là bòon boon Tiên Châu, điều kiện đất đai ở đây rất phù hợp với sự phát triển của vùng này vì đã được trồng thử nghiệm và cho hiệu quả kinh tế cao, đối với hộ nông dân nên cần bố trí trồng đại trà bòn bon, những khu vườn chênh dốc, trên vùng cao nên trồng cây quê xen với dó bầu .

* Vùng phù sa: Với diện tích 106 ha chiếm 2,86 % tổng diện tích tự nhiên . Đối với đất phù sa được bồi và ít được bồi là diện tích đất màu, phần lớn nằm ở thôn 7, thôn 3 và một phần do phù sa ngoài suối bồi đắp ở thôn 1, thôn 2, thôn 5, loại đất này thích hợp với việc bố trí cây màu, cây rau đậu các loại, loại đất có độ ẩm cao nên rất phù hợp với việc trồng cây ăn quả nhưng thanh trà, ổi, chanh, cam, quýt, chuối… do đó nên chỉ đạo nhân dân chuyển đổi mục đích sử dụng, dồn điền đổi thử để lập vườn. những khu vực thấp trũng thường xuyên xảy ra lũ lụt cần áp dụng các công thác luân canh để có hiệu quả .

Đất ruộng lúa có 68 ha đối với những vùng có độ nông, ít bị ngập úng cần chuyển sang lập vườn để trồng cây ăn quả những chân ruộng một lúa ở thấp nên áp dụng công thức luân canh như: lúa Đông xuân - đậu- mè; lúa đông xuân - ngô. 4.2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo công thức luân canh

Trên cơ sở thực trạng cơ cấu cây trồng trong lĩnh vực trồng trọt của nông dân Tiên Cảnh trong những năm qua, qua nghiên cứu đánh giá hiệu quả, năng suất, giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích còn thấp, để nâng cao thu nhập và điều kiện sống của hộ nông dân, từng bước thực hiện sự nghiệp, công nghiệp hóa, hiện

đại háo nông nghiệp nông thôn, chúng tôi đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng những năm đến, với nhận thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị kinh tế của cây trồng trên đơn vị diện tích canh tác, có năng suất cao, có giá trị kinh tế, hướng tới thị trường hàng hóa kết hợp thâm canh với trình độ tiên tiến nhằm cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ nguồn thiên dịch, đảm bảo chất lượng sản phẩm; tăng tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông sản đến với thị trường, khai thác tiềm năng và thế mạnh từng vùng và tiểu vùng của địa phương.

Qua khảo sát thực tế; để tránh những tồn tại của cơ cấu cây trồng theo phương pháp cũ, dựa vào kết quả phân tích cho thấy biết vận dụng tối đa, phát huy lợi thế việc bố trí cơ cấu cây trồng, luân canh và xen canh cây trồng đem lại lợi ích và thu nhập kinh tế cao hơn trên đơn vị diện tích. Với kết quả đó cho thấy việc tập trung thâm canh; cơ cấu đa dạng các loại cây trồng, khai thác tiềm năng của đất nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm cây trồng, tăng thu nhập cho hộ nông dân.

Đối với đất trồng cây hằng năm; chuyển đổi một phần diện tích của đất màu; đất ruộng một lúa sang trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi gia súc … Phần đất còn lại thực hiện phương thức luân canh đảm bảo có hiệu quả.

Đối với đất trồng cây lâu năm; chuyển đổi một cách mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, tạo thành những vùng chuyên canh trên cơ sở định hướng việc cải tạo vườn tạp tiếp tục thực hiện tốt một cách hiệu quả phương án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại để trồng đại trà một số cây trồng chính theo từng vùng như thanh trà (ở thôn1), cây dó (ở thôn 2 và thôn 3) cây tiêu, quế (ở thôn 4), cây bòon bon (thôn 7a và 7b) cây thanh trà, măng cụt (ở thôn 5).

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 58 - 61)