HIỆU QỦA CỦA CÁC CƠ CẤU CÂY TRỒNG HẰNG NĂM

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 41 - 44)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH QUA 3 NĂM (NĂM 2003 2005)

3.3. HIỆU QỦA CỦA CÁC CƠ CẤU CÂY TRỒNG HẰNG NĂM

Hiệu quả của việc bố trí cơ cấu cây trồng bằng phương pháp luân canh là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh; nếu cơ cấu hợp lý cho hiệu quả kinh tế cao sẽ tạo cho nông dân tăng nguồn thu nhập. Để phản ảnh thực trạng hiệu quả các cơ cấu theo công thức luân canh cây trồng ta xem ở Bảng 7.

Bảng 7: Hiệu quả một số công thức luân canh cây hằng năm xã Tiên Cảnh

Đơn vị tính 1.000.000 đ/ha

Cơ cấu GO IC VA VA/IC VA/GO

1.Đất lúa

Lúa ĐX- Lúa HT 23,4 11,5 11,9 1,0 0,5

Lúa ĐX- Lang - Đậu 21,69 8,6 13,09 1,5 0,6

Lúa ĐX-Đậu - Mè 23,2 8,5 14,7 1,7 0,6

Lúa ĐX- Ngô- Đậu 29,44 12,2 17,24 1,4 0,6

Lúa ĐX- Ngô- Lang 29,25 12,6 16,65 1,3 0,6

Chuyên trồng rau 12,45 2,5 9,95 3,9 0,8 2. Đất màu Lang - Mè - Đậu 15,45 4,3 11,15 2,6 0,7 Lang - Lạc - Đậu 17,19 5,2 11,99 2,3 0,7 Ngô - Lang - Lạc 23,75 9,2 14,55 1,6 0,6 Ngô - Đậu - Mè 2,3 7,9 15,3 1,9 0,7 Cây có bột - Lang 18,85 8,4 10,45 1,2 0,6 Gừng - Nghệ - Lang 14,65 6,7 7,95 1,2 0,5 Cây có bột -Ngô 26,6 12 14,6 1,2 0,5 Chuyên sắn 12,8 3,5 9,3 2,6 0,7

Nguồn UBND xã Tiên Cảnh

Qua số liệu ở Bảng 7 đối với luân canh cây trồng, hiệu quả về cơ cấu cây trồng hằng năm của xã Tiên Cảnh ta thấy đối với đất lúa thuộc chân ruộng 1 vụ nếu hộ nông dân có nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nên chọn công thức luân canh lúa Đông xuân - Ngô - Đậu sẽ cho thu nhập trên đơn vị diện tích (ha) cao hơn so với các phương thức khác; nếu thực hiện theo công thức này hộ nông dân sẽ sinh lợi 17,2 triệu / ha /năm, đây là mô hình cho thu nhập cao nhất nhưng đòi hỏi đầu tư tương đối cao 12,2 triệu chi phí và VA/IC chiếm 1,4 lần, kế tiếp là việc cơ cấu lúa Đông xuân-Ngô - Lang sẽ cho sinh lợi 16,6 triệu /ha / năm, thực hiện phương thức này đòi hỏi chi phí cũng rất cao; hộ nông dân phải đầu tư đến 12,6 triệu/ ha / năm. Trong đất lúa, nếu nguồn vốn hộ nông dân bị hạn chế; nên đầu tư vào việc sản xuất chuyên trồng rau, vì chỉ cần đầu tư khoản 2,5 triệu đồng /ha sẽ cho thu nhập, trừ các chi phí hộ nông dân còn 9,9 triệu/ ha và đây cũng là mô hình có VA/IC cao nhất với tỷ lệ là: 3,9 lần. Tuy nhiên, nếu đầu tư trồng chuyên rau thì hiệu quả

kinh tế đạt không cao; thấp nhất trong các công thức luân canh đối với đất trồng lúa. Đối với đất màu công thức Ngô - Đậu - Mè cho giá trị thu nhập tương đối cao; hộ nông dân thu được 15,3 triệu /ha/ năm khi đã trừ đi chi phí nhưng thực hiện mô hình này đòi hỏi hộ nông dân phải có vốn đầu tư 7,9 triệu/ ha/ năm và chọn cây ngô vụ xuân rất có lợi thế vì điều kiện khí hậu trong thời điểm này rất thuận lợi cho cây ngô phát triển, chi phí đầu tư cho cây ngô tương đối cao, phải đầu tư từ 5 đến 5,2 triệu đồng / ha nhưng sau thu hoạch hộ nông dân được sinh lợi từ 6,8 - 7 triệu đồng, làm nguồn vốn để sản xuất cây đậu, cây mè cho kỳ luân canh rau. Công thức cây có bột - cây ngô cũng cho hiệu quả kinh tế cao, nếu hộ nông dân bỏ ra 12 triệu đồng sau thu hoạch sẽ thu được 26,6 triệu đồng, sinh lợi 14, 6 triệu đồng; mô hình này rất phù hợp với điều kiện canh tác đối với thực trạng đất màu của xã; vì phần lớn diện tích đất màu của xã trong vụ Thu - Đông khó phát triển cho các loại cây trồng như Ngô - Đậu mè nhưng lại thích hợp cho quá trình phát triển cây có bột như môn; khoai leo, sam chóc …sang xuân thu hoạch các loại cây này, là thời điểm tốt nhất cho việc gieo trồng ngô; đậu …phát triển, nhưng đầu tư cho cây có bột rất tốn kém vì đòi hỏi đầu tư về giống, phân bón rất cao, nếu sản xuất 1 ha loại cây này phải tốn đến 6,8 triệu đồng và sau thu hoạch sẽ thu được 14,6 triệu đồng; sinh lợi cho hộ nông dân là 7,8 triệu/ ha; sau thu hoạch các loại cây này đã để lại cho đất một phần chất hữu cơ chưa phân hóa hết, kết hợp với độ ẩm còn lại do quá trình tích tụ nước cuả rể các loại cây này để lại rất thích hợp cho quá trình phát triển của cây ngô, nên cây ngô trồng trên đất sản xuất cây này phát triển rất tốt; cùng với việc đầu tư cho cây ngô từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ cần khoảng 5,2 triệu đồng /ha, so với giá trị sinh lợi của cây có bột là điều kiện thuận lợi để đầu tư tiếp cho cây ngô. Đối với một số mô hình như lang - mè - đậu; lang - lạc - đậu cũng có hiệu quả kinh tế, có tỷ số VA/ IC tương đối cao từ 2,3 - 2,6 lần nhưng khoai lang hiện nay chủ yếu là thức ăn gia súc, trong khi đó bột thức ăn gia súc trên thị trường rất dồi dào, gía cả thấp nên người dân ít quan tâm trồng lang. Đối với cây sắn hiện nay chiếm diện tích trồng rất lớn là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và thời gian gần đây đưa vào trồng giống KM94 cho năng suất cao lại

thích hợp với mọi loại đất, vốn đầu tư thấp chỉ với 3,5 triệu/ ha sau một năm thu hoạch sẽ cho giá trị 12,8 triệu đồng, tỷ số VA/IC là 2,6 lần.

Tóm lại, qua nghiên cứu của bản số liệu ta thấy đối với chăn ruộng 1vụ lúa cơ cấu lúa đông xuân - ngô - đậu cho thu nhập cao nhất, tuy nhiên đất chuyên trồng rau mặc dù thu nhập thấp nhưng vốn đầu tư ít nên tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất rau; đối với đất màu ngô- đậu- mè; cây có bột - ngô cho thu nhập tương đối cao so với các mô hình luân canh khác, song đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn nên cần có cơ chế khuyến khích để hộ nông dân tăng cường nhân rộng mô hình này; cây sắn mặc dù hiệu quả kinh tế thấp; vì trong quá trình trồng cây sắn, vận dụng trong thời gian sinh trưởng dài (một năm) hộ nông dân sẽ đưa vào trồng các cây chủ lực dài ngày như cây ăn quả, cây công nghiệp; qua 2; 3 vụ sắn kết hợp với chăm sóc các loại cây này phát triển sẽ hình thành các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, với cách bố trí này sẽ giúp cho nông dân chuyển đổi cây trồng hằng năm thành cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao. Như vậy, để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của cây trồng; yêu cầu phải có công thức luân canh hợp lý; trên cơ sở nghiên cứu kỹ lợi thế của từng vùng đất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại giống cây có năng suất và giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thị trường đầu ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w