Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 44 - 47)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH QUA 3 NĂM (NĂM 2003 2005)

3.4.1.Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong thời gian qua

Trong một hoạt động sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh đều chú ý đến năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế sau một chu kỳ sản xuất; đối với sản xuất nông nghiệp mà ở đây ta đang nghiên cứu về lĩnh vực trồng trọt thì yếu tố về diện tích cơ cấu cây trồng phù hợp trên từng vùng đất canh tác; năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế, giá trị sử dụng của từng loại cây trồng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và bán ra thị trường, xuất khẩu. Kết quả của sản phẩm là thước đo đánh giá trình độ KHKT, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng vùng, từng địa phương qua từng thời gian cụ thể. Để có cơ sở nhận định, đánh giá hiệu quả kinh tế của các nhóm cây trồng trong lĩnh vực

trồng trọt của sản xuất nông gnhiệp tại địa phương Tiên Cảnh ta xem xét ở bảng 8a và 8b kèm sau:

Bảng 8a: Kết qủa chuyển đổi cơ cấu cây hằng năm xã Tiên Cảnh trong 3 năm ( 2003 - 2005) Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2005/2003 1.Đất lúa -Lúa ĐX - HT 255 254,6 254,6 -0,4 99,8

-Lúa ĐX(Lang, ngô, đậu) 42 34 12 -30 28,6

-Lúa ĐX - luân canh 26 34 12 30 215,3

2.Đất màu

-Chuyên màu 190 162 137 -53 72,1

-Thực hiện luân canh 114 135 158 44 138,6

Nguồn UBND xã Tiên Cảnh

Qua bảng 8a cho ta thấy với đất cây lúa, mà trong đó ruông 1 vụ theo thời gian trên đây, nông dân sau khi thu hoạch vụ lúa Đông xuân sẽ tận dụng trong mùa nắng khô ráo, để trồng lang làm thức ăn cho heo hoặc trồng ngô, đậu, mè… cải thiện đời sống, nên thu nhập trên diện tích đất này rất thấp; trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương cơ cấu cây con mùa vụ được các cấp và địa phương chỉ đạo kết hợp với một số mô hình nhờ luân canh cây trồng đã cho thu nhập và phát huy được hiệu quả của đất nên đất ruộng cạn 1vụ thực hiện luân canh diện tích tăng vọt từ 26 ha, năm 2003 lên 56 ha năm 2005 tăng 30 ha; tỷ lệ so sánh năm 2005 / 2003 là 215,3 %, đối với đất màu trước đây nông dân chủ yến trồng sắn để quản canh đến khi thu hoạch, khỏi phải thâm canh, chăm sóc trong thời gian dài; nhưng thực tế cho thấy nếu trồng cây màu thì hiệu quả kinh tế không cao, tiềm năng của đất không được phát huy, nên nhiều hộ nông dân đã đầu tư để áp dụng các biện pháp luân canh, nên làm cho diện tích cây màu giảm theo từng năm; năm 2005 giảm 23 ha, tỷ lệ bằng 72,0 % so với năm 2003; trong khi đó diện tích đất màu được thực hiện luân canh tăng từ 114 ha, năm 2003 lên 158 ha, năm 2005 bằng 138,6 %; cùng với đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm việc chuyển đổi cơ cấu cũng có nhiều diễn biến tích cực; hộ nông dân đã tận dụng khai

thác những lợi thế so sánh để bố trí một cách hợp lý nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất;

Bảng 8b: Kết quả cải tạo vườn tạp để chuyển đổi cơ cấu cây lâu năm xã Tiên Cảnh qua 3 năm 2003 – 2005

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2005/2003

-Vườn tạp 105,5 84,5 60,5 -45 57,3

-Diện tích được cải tạo 17 21 24 +7 141,1

-Cây ăn quả kết hợp cây hằng năm 6 8 9 +3 150

-Cây ăn quả kết hợp cây công nghiệp 3 4 4 +1 133

-Cây ăn quả kết hợp cây hàng năm 7 9 11 +4 157,1

Từ Bảng 8b cho ta thấy việc cải tạo vườn tạp được chú trọng chứng tỏ định hướng của địa phương: “Tăng cường việc cải tạo vườn tạp; bố trí sử dụng một cách hợp lý các loại cây trồng, chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao …” Từ định hướng đó, đã tạo ra nhận thức trong cán bộ và nhân dân từng bước khắc phục những tập quán sản xuất theo cách quản canh, sang hướng sản xuất thâm canh, chuyên canh để phát huy hiệu quả sử dụng đất kết hợp việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao. Qua phân tích ở bản 8 cho thấy; diện tích vườn tạp từ năm 2003 - năm 2005 đã cải tạo được 45 ha; nên diện tích vườn tạp năm 2005 còn lại bằng 57,3 % so với năm 2003. Diện tích vườn tạp được cải tạo năm 2005 tăng hơn so với năm 2003 là 7 ha bằng 141,1% để trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế như boòn boon, thanh trà, Măng cụt… cây công nghiệp như tiêu quế, dó bầu…kết hợp với trồng cây hằng năm như chuối, thơm; cây có bột (Môn, sam, khoai leo…), hay trồng kết hợp giữa cây ăn quả với cây công nghiệp, do đó diện tích trồng cây ăn quả, kết hợp với cây hằng năm tăng từ 6 ha năm 2003 lên 9 ha năm 2005, tỷ lệ so sánh năm 2005/ 2003 là 150%; cây công nghiệp kết hợp cây hằng năm từ năm 2003 - 2005 tăng 4ha, tỷ lệ 157,1 %.

Việc cơ cấu kết hợp giữa cây ăn quả với cây công nghiệp cũng là mô hình cho hiệu quả nhưng thời gian dài mới thu hoạch được, việc sử dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài không được thể hiện, áp dụng mô hình đòi hỏi nông dân phải có vồn

dồi dào thì mới có điều kiện để đầu tư, trong khi đó vốn tự có ở hộ nông dân phần lớn còn rất hạn chế nên việc đầu tư cho mô hình này với tốc độ phát triển chậm, chỉ tăng 1 ha với 133,3 % của năm 2005 so với năm 2003.

Từ kết quả của Bảng 8a và Bảng 8b cho thấy một số cơ cấu cũ không hợp lý, cho hiệu quả kinh tế thấp đã từng bước được khắc phục và giảm diện tích theo hằng năm như mô hình sau thu hoạch ở Đông xuân ở chân ruộng một vụ để trồng gối vụ đơn điệu một loại cây trồng nào đó như lang, đậu, mè, hay cây màu; các cây hỗn hợp tạp được nông dân thay thế bằng các mô hình luân canh hoặc đưa vào sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế. Để việc cơ cấu cây trồng một cách hợp lý; duy trì hiệu quả một cách bền vững đòi hỏi địa phương cần thường xuyên khảo sát đánh giá kết quả từng mô hình; có định hướng để quy hoạch; bố trí cây trồng một cách cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên; điều kiện lao động; vốn ở từng vùng để sắp xếp cơ cấu một cách hợp lý; tranh thủ các cơ chế hỗ trợ tăng cường phát triển kinh tế vườn; kinh tế trang trại gắn với việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát huy hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập; tăng mức sống cho nhân dân góp phần xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 44 - 47)