Hiệu quả kinh tế của một số cơ cấu cây trồng chính xã Tiên Cảnh Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng là thước đo để đánh giá mức thu

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 47 - 54)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH QUA 3 NĂM (NĂM 2003 2005)

3.4.2.Hiệu quả kinh tế của một số cơ cấu cây trồng chính xã Tiên Cảnh Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng là thước đo để đánh giá mức thu

Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng là thước đo để đánh giá mức thu nhập của việc bố trí sắp xếp cơ cấu cây trồng bằng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất; từ cơ sở đó để hoạch định một chính sách đúng; một chiến lược kinh tế phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của hộ nông dân làm cho địa phương ngày càng phát triển đồng bộ. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng chính của xã ta xem bảng sau:

Bảng 9: Hiệu quả kinh tế của một số cơ cấu cây trồng chính của Tiên Cảnh

Đơn vị tính triệu đồng/ha

Cơ cấu GO IC VA VA/IC VA/GO

1.Đất lúa

- Lúa ĐX- HT 23,400 11,500 11,900 1,0 0,5

- Lúa ĐX - Lang ( Ngô, đậu ..) 17,8-24,0 6,4-11 10,4-13 1,6-40 0,5-0,6

- Lúa ĐX có luân canh 21-29 11,6-12,6 10,6-17 1,3-3,9 0,5-0,8

-Thực hiện luân canh 15,4-26,6 4,3-12 10,4-14,6 11,2-2,6 0,5 - 0,7

-Kểt hợp cây ăn quả cây ngắn ngày 65,2 29,6 35,6 1,2 0,5

3.Đất trồng cây dài ngày

- Vườn tạp 40 21 19 0,9 0,5

-Vườn được cải tạo

+ Cây ăn quả kết hợp cây hằng năm 84 37,9 46,1 1,2 0,5

+Cây ăn quả kết hợp với cây công nghiệp

120 66 54 0,8 0,5

+ Cây công nghiệp kết hợp với cây hằng năm

37,5 13,4 34,1 2,5 0,7

(Nguồn UBND xã Tiên Cảnh)

Qua số liệu ở Bảng 9 cho thấy ở đất lúa việc sử dụng các công thức luân canh cây trồng sau thu hoạch lúa Đông xuân trên chân ruộng 1 vụ cho giá trị kinh tế cao nếu bỏ ra 1 đồng chi phí người nông dân có thể thu được từ 1,3 - 3,9 đồng sinh lợi; qua khảo sát cho thấy nếu đầu tư từ 11,6 -12,6 triệu/ ha sẽ cho thu nhập từ 21- 29 triệu / ha như vậy hộ nông dân sẽ có lợi nhuận từ 10,6 - 17 triệu/ ha / năm tương ứng với tỷ suất VA/GO là 0,5-0,8 lần, trường hợp sau thu hoạch lúa Đông xuân, nếu chỉ trồng đơn điệu một loại cây nào đó như lang hoặc ngô, đậu, mè thì khả năng sinh lợi đạt thấp nằm ở khoản 9,4 -11triệu/ ha / năm, đối với đất 2 vụ trồng chuyên cây lúa cũng chỉ lợi nhuận trong một năm sản xuất ở mức gần 12 triệu đồng, chưa kể điều kiện thời tiết khắc nghiệt thiên tai, hạn chế sâu bệnh thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây lúa làm cho hộ nông dân bị thiệt hại rất lớn. Đối với đất màu, nếu trồng chuyên canh màu, thì vốn đầu tư thấp chỉ 3,5 triệu đồng /ha, nông dân thu được 12,8 triệu đồng/ ha; lãi 9,3 triệu, như vậy một đồng bỏ ra sẽ sinh lợi 2,6 đồng nhưng lãi vẫn ở mức thấp, nhưng không phát tiềm năng lợi thế của đất, nhưng sản xuất cây sắn vốn đầu tư thấp, điều kiện thâm canh đơn giản, thích ứng với khả năng vốn và trình độ sản xuất của hộ nông dân nên diện tích cây sắn ở địa phương còn lớn trên diện tích này, nếu hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây hằng năm, sang trồng cây lâu năm theo phương thức kết hợp giữa cây ăn quả như thanh trà, măng cụt, ổi… với sản xuất cây ngắn ngày như chuối, lạc, ngô…sẽ cho thu nhập khoản 65,2 triệu đồng/ ha / năm, trừ chi phí 29,6 triệu đồng / ha / năm, nông dân có lãi là: 35,6 triệu đồng / ha; đây là mô hình có hiệu qủa kinh tế cao nhất trong sản xuất trên đất màu;

nhưng do vốn đầu tư quá lớn, khả năng vốn trong hộ nông dân hạ chế nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng để trồng theo phương thức này gặp khó khăn. Đối với đất trồng cây lâu năm, mà chủ yếu là đất vườn, những năm gần đây được nhân dân chú trọng cải tạo để các loại cây có giá trị kinh tế như thanh trà, boòn boon, mang cụt, tiêu, quế, dó bầu, … từng bước nâng cao thu nhập đối với hộ nông dân mà trọng tâm là kinh tế vườn, kinh tế trang trại xóa dần vườn tạp trồng các loại cây như bòng, dâu đất, mít...hiệu quả kinh tế thấp chỉ tổng thu 40 triệu đồng/ha/ năm trừ chi phí 21 triệu đồng còn lại hộ nông dân chỉ thu được 19 triệu / ha/ năm. Nếu vườn tạp được cải tạo đưa vào trồng cây ăn quả như boòn boon , thanh trà , măng cụt…kết hợp với việc trồng cây hằng năm như chuối, gừng, nghệ… hộ nông dân có tổng thu 84 triệu/ ha/ năm, trừ chi phí khoảng 38 triệu còn lại lợi nhuận 46 triệu/ ha/ năm; nếu đưa vào trồng cây công nghiệp kết hợp với cây hằng năm thì chi phí thấp hơn chỉ có 13,4 triệu/ ha / năm sẽ sinh lợi 34,1 triệu/ ha / năm điều này cho ta thấy nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu được 2,5 đồng, sử dụng 2 mô hình cơ cấu này sẽ tạo cho điều kiện cho hộ nông dân có điều kiện tái sản xuất trên cơ sở “Lấy ngắn nuôi dài” ở thu nhập cây hằng trồng xen cây lâu năm; việc cơ cấu nhóm cây ăn quả kết hợp với các công nghiệp sẽ thu nhập cao nhất, nhưng đầu tư để chi phí trong thời gian rất cao đến 66 triệu đồng/ ha / năm, sẽ cho tổng thu là: 120 triệu/ ha; như vậy khả năng sinh lợi sẽ là 54 triệu/ ha; đối với mô hình này việc đầu tư lớn, thời gian cho thu nhập dài nên điệu kiện sản xuất của hộ nông dân gặp khó khăn về vốn vì phần lớn vốn tự có trong nhân dân còn nhiều hạn chế. Từ số liệu phân tích ở bảng 9 là cơ sở để địa phương hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế dựa vào các mô hình có hiệu quả; có sự quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng một cách hợp lý cho hiệu kinh tế cao; cơ cấu và tạo cơ chế chính sách để tạo điệu kiện về vốn cho nông dân cải tạo vườn tạp, xây dựng cơ cấu trồng kết hợp cây ăn quả với cây công nghiệp; tạo điều kiện về pháp lý, về đất đất đai để nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm và những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

Qua nghiên cứu thực tế với điều kiện tự nhiên xã hội, lực lượng lao động kết hợp với truyền thống lịch sử của địa phương, đồng thời dựa vào xu thế phát

triển của xã hội, nhất là những năm gần đây, các tiến bộ KHKT và công nghệ được áp dụng nhanh vào thâm canh sản xuất, quy hoạch bố trí cây trồng một cách hợp lý, cho hiệu quả về năng suất, sản lượng mà nhất là quan tâm đến hàng hóa nông sản, phục vụ tiêu dùng và cạnh tranh trên thị trường.

Với đặc thù của địa phương là xã miền núi, diện tích trồng cây lâu năm lớn, hộ nông dân dựa vào nguồn thu nhập từ kinh tế vườn là chính, đồng thời để thực hiện chương trình hành động của Đảng bộ xã Tiên Cảnh về kinh tế vườn, KTTT, việc nghiên cứu các loại cây trồng chính trong nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày là cơ sở để giúp cho việc thực hiện chương trình hành động được thực thi và định hướng bố trí một cách hợp lý. Trên cơ sở bảng phân tích hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của xã Tiên Cảnh chúng ta thấy trong nhóm cây ăn quả, giá trị tăng thêm trên 1 đơn vị diện tích từ thu hoạch năm 2 trở lên được xác định là cây thanh trà 71,5 triệu /ha/năm và cây măng cụt 71,5 triệu /ha/năm nhưng chi phí trung gian rất lớn, thời gian thu hồi vốn rất lâu, cây thanh trà chi phí trong 5 năm là 102,5 triệu/ha mới thu hoạch, cây măng cụt đầu tư 69,5 triệu sau 10 năm mới thu hoạch, vấn đề này đối với vốn tự có trong nhân dân còn khó khăn nên việc đầu tư trồng các loại cây này cũng gặp những trở ngại nhất định, mặt khác 2 cây này không có giống tại chổ, mà phải mua từ các nhà sản xuất giống. Cây boòn boon hiện nay rất thịnh hành và có gần 50% số hộ nông dân đưa vào trồng, qua phân tích cho ta thấy bòon boon trồng sau 5 năm sẽ thu hoạch năm đầu cho thu nhập 60 triệu đồng/ha/ năm nhưng chi phí trung gian lên đến 58,4 triệu đồng, phần giá trị tăng thêm của năm đầu thu hoạch là 1,6 triệu đồng, nhưng bắt đầu từ thu hoạch năm thứ 2 trở lên yêu cầu đầu tư thấp chỉ cần bón phân, chăm sóc, tỉa cành kém hiệu quả và phục vụ cho việc thu hoạch trái sẽ thu nhập 80 triệu đồng/ha và giá trị tăng thêm là 49 triệu/ha, tỷ suất VA/IC là 1,58 lần và VA/GO sẽ là 0,61. Đối với cây boòn boon là nhóm cây trồng đã thích nghi với điều kiện tự nhiên ở địa phương đã được nhân dân trồng mấy chục năm nay, nên nông dân có thể lấy hạt gieo ươm giống tại chổ để trồng và đây là loại cây lúc còn nhỏ 1-3 năm tuổi thích nghi với bóng râm nên rất thích hợp đưa vào trồng kết hợp trong vườn tạp để tiến hành cải tạo dần vào cuối thu đầu mùa đông năm thứ 3, nông dân chặt phá cây

che bóng, tiến hành cải tạo, thế là cây phát triển rất nhanh, nếu hằng năm được chăm bón tốt thì năm thứ 5 boòn boon cho thu hoạch vụ đầu với điều kiện tự nhiên của Tiên Cảnh, cây boòn boon có thể trồng đại trà hoặc trồng xen kẻ với các loại cây khác, loại cây này nhiều hộ gia đình trồng những năm qua có thu nhập cao có tích lũy được xem là cây xóa đói giảm nghèo, các loại cây ăn quả truyền thống như mít, bòng, tắt, dâu đất…là loại dễ trồng; dễ mọc và mang tính phổ biến ở địa phương, hầu như mọi nhà đều có loại cây này, đây là loại cây có khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở địa phương, yêu cầu thâm canh thấp, nhưng đây là những cây cho thu nhập rất thấp; người nông dân dựa vào các loại cây này để trang trải trong việc chợ búa mua thức ăn hằng ngày của hộ gia đình, chẳng mấy ai dùng loại cây này để làm giàu được, do vậy các loại cây này, chủ trương của địa phương, của các cấp đang khuyến khích nhân dân loại bỏ dần để thay thế vào các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Chuối là cây ăn quả hàng năm, đầu tư sản xuất cây chuối thấp; nhưng là loại cây đòi hỏi phải trồng trên đất có độ mùn cao thoáng nhưng có độ ẩm vừa phải, tán lá lớn nên dễ bị ngã đổi do mưa, bão gây ra, đồng thời cũng là cây dễ nhiểm bệnh. Cây chuối (nhất là chuối lùn) được nhân dân trồng rộng khắp trên toàn xã hầu như nhà nào cũng có trồng trên đất màu, đất ruộng cạn 1 vụ lúa nông trên đất thổ cư, đây được xem là cây cải thiện đời sống cây lấy ngắn nuôi dài vì thời gian trồng đến thu hoạch ngắn chỉ 10 tháng sau là đã cho thu ở mỗi buồng chuối từ giá 20.000đ -50.000đ, năm sau mỗi bụi sẽ cho giá trị gấp đôi, gấp ba nếu được chăm bón tốt, đồng thời nếu trồng kết hợp với cây ăn quả, cây cộng nghiệp trong 2,3 năm đầu cây chuối có tác dụng giữ độ ẩm cho các loại cây này phát triển, sau khi đào bỏ phần rễ của chuối sẽ taọ cho đất có độ ẩm và tơi xốp giúp cho các cây này sinh trưởng tốt.

Đối với giống cây công nghiệp là cây truyền thống của địa phương hồ tiêu, quế đã từng có tiếng là hàng đặt sản của Tiên Phước nhưng những năm gần đây giá cả thấp nên nhân dân dân ít chú trọng trồng mới, cây tiêu là cây trong những năm 80 được xem là cây làm giàu cho người nông dân nhưng sang những năm 90 giá cả tụt thấp nên ít được trồng đặc điểm của các loại cây này cũng rất khó tính như đã phân tích ở phần trước, ngược lại đầu tư cho cây này rất cao từ trồng đến

thu hoạch (sau 3 năm) hộ nông dân bị âm, sau thu hoạch nhưng bắt đầu từ 4 năm trở đi giá trị tăng thêm hằng năm từ 38,4% trở lên và thời gian cho thu hoạch hằng năm nếu điều kiện chăm sóc tốt, thổ nhưỡng thích hợp cây tiêu sẽ tồn tại trên 20 năm, nếu giá cả tăng lên như những năm 80 thì 1ha hồ tiêu người nông dân sẽ thu nhập giá trị tăng thêm đến trên 100 triệu đồng/ha, quế là cây được trồng nhiều nhất trong các loại cây trồng ở địa phương đây là cây bản địa nên nguồn hạt cây giống rất phong phú, cây quế được trồng trong vườn, tạo thành cảnh quan rất đẹp vốn đầu tư trồng cây quế rất thấp nhưng thời gian thu hoạch, chu kỳ quay vòng với hệ số thấp dẫn đến không khai thác tiềm năng của đất không phát huy lợi thế so sánh, theo thời giá hiện nay nếu trồng 1 ha quế sau 10 năm sẽ cho giá trị thu nhập là 66 triệu đồng trừ chi phí trung gian người nông dân thu được 47,6 triệu. Trường hợp giá quế vào thời điểm 1996 - 1997 thì tổng giá trị thu nhập của cây quế sau khai thác tăng 2-2,5 lần so với hiện nay, do đó cây quế đã đến kỳ khai thác, nhưng nhiều nông dân còn để chờ giá tăng, đồng thời cây quế dễ trồng, trồng số lượng nhiều nhưng khai thác 1 lần nên là cây tạo cơ hội làm giàu cho hộ nông dân, cây cau nhiều năm gần đây liên tục tăng giá 1 cách đột biến, cây cau dễ trồng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh rất tốt lại rất thích nghi với môi trường đất chua phèn, độ ẩm cao, đây là những nơi không thích hợp cho loại cây ăn quả, cây công nghiệp khác, nên hộ nông dân vận dụng trồng vào các khu vực đất này, đầu tư cho trồng cau thấp, thời gian thu hoạch tương đối (5 năm), tuổi thọ của cây cau cao từ 40-50 năm nhưng là cây cho thu hoạch hằng năm theo giá cả hiện nay, cây cau trồng cho hiệu quả kinh tế cao thu nhập từ năm thứ 6 trở lên 48 triệu/ha trừ chi phí người nông dân còn tích lũy 41,9 triệu và đây được xem là cây có tỷ suất giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian là rất cao đến 6,86 lần. Cây dó bầu là cây có lâu đời ở địa phương nhưng thời bấy giờ chủ yếu sử dụng làm gỗ bao bì, sau khi được 1 số nhà nghiên cứu xây dựng đề tài khoa học về tác dụng của trầm trên cây dó là loại đặc biệt quý và đưa công nghệ vào tạo trầm nhân tạo, lúc này cây dó bầu mới thật sự có tiếng trên mảnh đất này, dó bầu rất dễ trồng, yêu cầu thâm canh đơn giản trồng sau 5 năm có thể tạo trầm nhân tạo tiêu thụ trên thị trường, mỗi ha ít

nhất tổng giá trị thu nhập là 80 triệu đồng trừ chi phí người nông dân cũng thu nhập được gần 60 triệu đồng, do vậy diện tích trồng dó bầu hằng năm tăng mạnh.

Đối với cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây màu trong những năm đến vẫn giữ nguyên các hình thức luân canh như trước đây, vì điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng của xã không thế quay vòng luân canh nhiều hơn nữa, điều cần quan tâm là tăng cường áp dụng các tiến bộ KH-KT để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, chú trọng tăng năng suất cây lúa từ 42-45 tạ/ha để đảm bảo nguồn lương thực phục vụ tại địa bàn từ thực tế hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của xã cần xác định được tính ưu thế của từng loại cây để bố trí một cách hợp lý và khuyến khích nông dân thực hiện với quan điểm là sản xuất

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 47 - 54)