MỘT SỐ CÔNG THỨC LUÂN CANH CHÍNH CỦA XÃ TIÊN CẢNH

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 36 - 41)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH QUA 3 NĂM (NĂM 2003 2005)

3.2.MỘT SỐ CÔNG THỨC LUÂN CANH CHÍNH CỦA XÃ TIÊN CẢNH

Như chúng ta đã biết; đất đai thì có hạn nhưng yêu cầu của con người thì rất lớn, đặc biệt trong đó là yêu cầu nhà ở do quá trình tăng dân số và phát triển thêm hộ gia đình. Đồng thời nhu cầu phục vụ cho họat động đời sống của con người ngày càng nâng cao. Nên đòi hỏi nguồn thu nhập phải đáp ứng với mức sống; nên con người luôn luôn tìm mọi bịên pháp để tăng năng suất hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu một cách cụ thể, thiết thực, có chiến lược đúng đắn từ tầm vĩ mô đến vi mô để việc bố trí cây trồng một cách hợp lý, trong đó chú trọng việc chuyển đổi, luân canh các loại cây trồng làm sao đó mà kết quả của nó mang hiệu qủa cao nhất bằng nhiều phương pháp khảo nghiệm gắn liền với thực tiễn, giữa sản lượng với giá cả thị trường, giữa điều kiện môi trường với yếu tố kinh tế xã hội như cơ sở vật chất, phong tục tập quán nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất đai để phân tích làm rõ thêm việc luân canh cây trồng đối với đất trồng cây hằng năm ta xem Bảng 6 sau:

Bảng 6:Thực trạng cơ cấu diện tích luân canh cây trồng hằng năm của xã Tiên Cảnh trong 3 năm (2003-2005)

Đơn vị tính: ha 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 DT % DT % DT % +/- % +/- % I . Tổng diện tích đất 627 618,5 615,8 -8,5 98,4 -2,7 95,5 1. Cây lúa 323 321,5 320, 8 -1,5 99,5 -0,7 99,7 Lúa ĐX- lúa HT 255 78,9 253,7 78,9 253,1 78,9 -1,2 99,5 -0,06 99,7 Lúa ĐX- Lang- đậu 31 10.2 26 8,1 21,6 6,7 -5 83,9 -4,7 83,2 Lúa ĐX- Đậu- Mè 15 4,9 18,8 5,8 21 6,54 +3,8 125,3 +2,2 111,7 Lúa ĐX- Ngô- Đậu 07 2,3 10 3,1 12 3,8 + 3 142,6 +2 120 Lúa ĐX- Ngô - Lang 8 2,6 7 2,2 6 1,9 -1 87,5 -1 85,7 Chuyên trồng rau 7 2,3 6 1,9 7 2,2 -1 85,7 +1 116,7 2. Đất màu 304 297 295 -3 97,7 -2 99,3 Lang- Mè - Đậu 14 4,6 11 3,7 11 3,7 -3 78,5 0 100 Lang- Lạc - Đậu 19 6,3 17 5,7 12 4,0 -2 89,9 -5 70,6 Ngô- Lạc- Lang 16 5,3 17 5,7 16 5,9 +1 106,3 -1 94,1 Ngô- Đậu - Mè 18 5,9 23 7,7 27 9,2 +5 127,7 +4 117,4 Cây có bột - Lang 13 4,3 13 4,3 16 5,4 0 100 +3 123,1 Gừng ,nghệ - Lang 7 2,3 12 4,0 10 3,4 +5 171,4 -2 83,3 Cây có bột- Ngô 11 3,61 15 5,0 19 6,4 +4 136,4 +4 126,6 Chuyên sắn 152 50 134 45,1 114 38,6 -18 88,2 -30 85,1 Các loại cây khác 54 17,8 55 18,5 70 25,9 +1 101,8 +15 127,2

( Nguồn UBND xã Tiên Cảnh )

Nhìn vào Bảng 6 cho ta thấy diện tích cây lúa trong 3 năm có giảm theo từng năm do việc quy hoạch khu dân cư, diện tích 2 vụ lúa hằng năm giảm vì do việc khai thác quỹ đất, phần còn lại tất cả đều đưa vào sản xuất 2 vụ lúa, mặc dù sản xuất 2 vụ lúa mà diện tích phần lớn là bấp bênh, không chủ động nước nên hiệu quả việc luân canh trồng các loại cây thay thế cây lúa không thực hiện được vì do đặc điểm phần lớn là đất sét nặng, hoặc bùn lá chua phèn nên chuyển sang trồng cây khác nếu gặp mưa kéo dài, bùn sẽ nhão nhuyễn ứ đọng nước, thậm chí hình thành mạch làm cho cây trồng khác cây lúa úng chết, nên chỉ sử dụng cho việc gieo trồng lúa 2 vụ. Trong năm 2004 so với năm 2003 giảm 1,5 ha, tỷ lệ 99, 50%, năm 2005so với năm 2004 giảm 0,7ha tỷ lệ 99, 7%, diện tích lúa 2 vụ chiếm tỷ lệ so với tổng diên tích đất trồng lúa: năm 2003 là 78,9%, năm 2004 là 78,9 %, năm 2005 là 78,9 %.

- Đối với chân ruộng 1 vụ lúa, nhân dân sau thu hoạch vụ Đông - Xuân, tận dụng trồng các loại cây như: ngô, đậu, mè, rau …Thời gian gần đây cây lang hộ

nông dân thường trồng để phục vụ cho chăn nuôi heo là chính, nhưng với sự chăm bón chu đáo nên lượng dây khoai phát triển nhanh đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi của hộ, nên trong quá trình luân canh, cây lang thường có xu thế giảm để thay thế các loại cây trồng xen khác. Trong đó việc thâm canh với hình thức lúa Đông xuân - đậu - mè có tỷ lệ tăng mạnh theo từng năm; nếu năm 2003 công thức luân canh lúa Đông - Xuân - Đậu mè có diện tích 15 ha, thì năm 2004 lên 18 ha, năm 2005 lên 21 ha, theo so sánh năm 2004/ 2003 tỷ lệ 125,33 %, năm 2005/ 2004 tỷ lệ 111,7 %, công thức lúa ĐX- Ngô- Đậu cũng có xu hướng tăng nhanh, năm 2004 tăng từ 7 ha lên 10 ha so với năm 2003, tỷ lệ 142, 8%, năm 2005 tăng 2 ha so với năm 2004, tỷ lệ 120%. Về đất chuyên trồng rau giao động năm 2003 - 2004 - 2005 là 7- 6 -7 ha. Đối với việc luân canh cây trồng có lang giảm theo từng năm, mô hình ĐX - lang - Đậu năm 2003 chiếm tỷ lệ10,2% diện tích đất lúa là tỷ lệ cao nhất trong các công thức luân canh nhưng năm 2005 còn 21,6 ha, tỷ lệ 6,7 % so với diện tích lúa đồng thời Đông xuân - Ngô - Lang ở 3 năm 2003 - 2004 - 2005 cũng giảm mỗi năm là 1 ha theo mức 8 -7-6 ha Điều này cho thấy cây Ngô- Đậu- Mè là ba loại cây thịnh hành đối với việc luân canh cây trồng hiện nay của xã; vì đối với cây đậu, mè dễ chăm sóc vốn đầu tư thấp, ít rủi ro nhưng gía cả tương đối cao; cây ngô mặc dù có sự thâm canh và đầu tư cao; đây đều là cây bổ sung cho cây lương thực có hạt, đồng thời cho nămg suất cao, phù hợp với mọi loại đất nếu được chăm sóc tốt; cây lang chủ yếu được phục vụ làm thức ăn cho chăn nuôi heo là chính nên hộ nông dân chủ yếu sản xuất để chăn nuôi.

Đối với diện tích đất màu, công thức luân canh Ngô - Đậu - mè và cây có bột - ngô, tăng theo từng năm . Công thức ngô- Đậu- mè năm 2004 có 23 ha tăng 5 ha, tỷ lệ 127, 7% so với năm 2003; năm 2005 tăng thêm 4 ha, tỷ lệ 117, 39 % so với năm 2004. Với cây có bột mặc dù thời gian sinh trưởng dài, 6 tháng sau mới cho thu họach, nhưng loại cây này như môn, cây có củ nhóm dây leo như khoai tím, cúc hương; từ, sam… có giá cao lại là loại cây dễ trồng; đầu tư vừa phải, nếu chăm sóc tốt thu nhập tương đối cao có lúc đạt 1 triệu đồng/sào vào vụ sau thu hoạch thường để lại 1 lượng hữu cơ chưa phân hóa hết nên đất thường tơi xốp, tốt hơn phù hợp với việc trồng cây ngô, mô hình lang - đậu - mè, lang - lạc- đậu giảm

nhẹ. Trong đó lang - mè - đậu năm 2004 giảm 5 ha, còn 78, 6 %; so với năm 2003, năm 2005 bảo toàn diện tích của năm 2004. Mô hình Lang - lạc - Đậu. Năm 2003 có 19 ha thì năm 2004 còn 17 ha và năm 2005: 11 ha, như vậy trong 3 năm diện tích của mô hình này giảm 7 ha, diện tích năm 2004 bằng 98,5 % so với năm 2003, năm 2005 bằng 70,5 % năm 2004. Đối với việc luân canh Gừng, nghệ, lang diện tích cơ cấu luôn bấp bênh, vì giá cả thị trường không ổn định, năm 2003 toàn xã có 7ha, chiếm 2,3% so với diện tích đất màu, giá gừng năm đó là 12000 đ - 17000 đ/kg, nhưng việc sản xuất cây gừng, cây nghệ rất đơn giản chỉ cần làm đất lên luống, làm rảnh vải phân thì 1 sào ít nhất cũng trồng được từ 12 - 15 kg giống, hoặc 16 - 20 kg nghệ giống và cho thu hoạch từ 120 -150 kg gừng thu bình quân 1,5 triệu - 3,5 triệu đồng 1 sào; nghệ từ 180-300 kg và cho thu nhập từ 540 000đ - 900.000đ /1 sào thế là năm 2004 nhiều hộ nông dân tập trung sản xuất cây gừng, cây nghệ nên diện tích gừng, nghệ tăng đột biến từ 7 ha năm 2003 lên 12 ha năm 2004, tỷ lệ so sánh đạt 171,4 %, thế nhưng năm 2005 giá gừng nghệ hạ thấp một cách bất ngờ, giá gừng còn 1500 - 2000đ/, nghệ 800 -1000 đ./kg, người nông dân khốn nổi với gía cả quá thấp nếu thu hoạch cây gừng, cây nghệ bán ra đủ để trả tiền công hoặc nếu có thừa thì giá trị còn lại cũng chỉ bù lỗ được 1 phần vốn đầu tư ban đầu; do vậy năm 2005 diện tích gừng nghệ giảm xuồng còn 10 ha, những hộ trồng nuôi hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Đặc điểm của gừng nghệ thích nghi nơi đất khô ráo, nếu trồng trong điều kiện ẩm ướt thì sẽ gây ra tình trạng rục thối hoặc bị bệnh nấm; do vậy đất sau khai thác gừng nghệ chỉ phù hợp với việc trồng cây lang, các loại cây khác như đậu -mè không thể thích nghi với điều kiện đất thiếu độ ẩm nên không thể bố trí trồng loại cây này sau thu hoạch gừng nghệ.

Những năm trước đây cây sắn được xem là cây chủ lực để bổ sung nguồn lương thực trong chỉ tiêu kinh tế, đồng thời là cây cung cấp lượng thức ăn chất bột cho chăn nuôi gia cầm, gia súc nên giá cả tương đối cao, thu nhập từ sản xuất cây sắn đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng trọt, những năm gần đây nguồn thức ăn gia súc được chế biến từ việc áp dụng các tiến bộ KHKT trong khai thác đánh bắt hải sản phụ như cá bột, cá con, tôm tép với giá cả thấp nhưng chất lượng sản phẩm cung cấp cho lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, gia súc rất có hiệu quả nên người

chăn nuôi rất chuộng sản phẩm này, do đó việc sử dụng bột sắn ít người chấp nhận nên giá cả thấp làm cho diện tích cây sắn hàng năm luôn giảm , thay thế vào đó là những cây công nghiệp, cây thực phẩm, ngắn ngày khác, nên năm 2004 diện tích cây sắn giảm 18 ha bằng 88,2 % so với năm 2003, năm 2005 giảm 30 ha bằng 85,1 % so với năm 2004.

Nhìn vào Bảng 6 ta thấy tổng diện tích canh tác nông nghiệp có sự cơ cấu một cách hợp lý đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phương pháp thâm canh; tăng vụ, tạo nên đa dạng các loại cây trồng. Trong đó việc luân canh ngô- Đậu - mè , cây có bột - Ngô được vận dụng một cách hợp lý ở địa phương; các loại cây trồng khác tăng mạnh theo từng năm và những cây này hiện đang chiếm ưu thế mà nhất là cây chuối được xem là cây thu nhập cao và là cây chủ lực để hộ nông dân thực hiện phương án lấy ngắn nuôi dài. Tuy vậy nhìn chung chủng loại cây trồng ở địa phương còn nghèo, diện tích cơ cấu 2 lúa còn lớn, các công thức luân canh có hiệu quả chưa được phát huy, nhân rộng nên diện tích còn rất khiêm tốn, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của đất để tạo ra sản phẩm hàng hóa đây là vấn đề bức xúc cần tập trung chỉ đạo một cách quyết liệt và có sự hoạch định cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng bộ xã về phát triển KTV, KTTT và chăn nuôi cũng như chương trình hành động của Đảng bộ huyện Tiên Phước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2006 - 2010.

Để việc luân canh cây trồng, cũng như trồng chuyên canh một số loại cây cho hiệu quả kinh tế có chất lượng; địa phương cần tổ chức việc khảo sát đánh giá thực chất quá trình luân canh để nhân rộng các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao; trong đó cần chú trọng phương án phát triển KTV, KTTT, có kế hoạch để quy hoạch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa; định hướng các biện pháp luân canh tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm; tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao các tiến bộ KH-KT vào sản xuất; đưa các loại giống mới vào trồng thử nghiệm và nhân rộng những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; mở rộng các loại hình như thí điểm, trình diễn, hội thảo đầu bờ, tham quan, hội nghị sơ, tổng kết đánh giá chất lượng hiệu quả các hoạt động sản

xuất kinh doanh nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế một cách bền vững; khai thac lợi thế ở từng vùng với tiềm năng đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên … góp phần phát triển kinh tế hộ; kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu Đề tài tôt nghiệp: chuyển đồi cơ cấu cây trồng (Trang 36 - 41)