Công tác quản lý môi trường tại cảng cá Lạch Vạn

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường cảng cá lạch vạn bằng phương pháp ma trận (Trang 33 - 35)

- Đánh giá hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại cảng cá Lạch Vạn

5. Hạn chế

2.2.2. Công tác quản lý môi trường tại cảng cá Lạch Vạn

Cảng cá Lạch Vạn được xây dựng từ nguồn kinh phí của Chương trình Biển Đông - Hải đảo. Hai cảng cá này đều trực thuộc quyền quản lý của BQL Cảng cá Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. Tuy nhiên việc quản lý các cảng cá này hiện nay vẫn chưa có những quy chế, quy định cụ thể bằng các văn bản quản lý nên sự phối hợp quản lý giữa các cấp còn lỏng lẻo, đặc biệt là những quy định về bảo vệ môi trường.

Về mặt quản lý nhà nước nói chung cảng cá cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác đều phải tuân thủ Luật BVMT năm 2005 trong đó quy định cảng cá và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong cảng cá phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

- Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. - Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

- Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường;

hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.

- Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.

Tuy nhiên tại cảng cá Lạch Vạn, những yêu cầu trên đây đều không đáp ứng được. Chính vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá là không thể tránh khỏi. Đối với các cơ sở sản xuất chế biến thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 của Bộ nông nghiệp về hướng dẫn quản lý môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản, phân cấp công tác quản lý về môi trường cho các cấp, cụ thể với những cơ sở có công suất trên 1.000 tấn sp/năm phải thực hiện báo cáo ĐGTĐMT. Còn những cơ sở có công suất dưới 1.000 tấn sp/năm phải làm Bản đăng ký cam kết BVMT. Với đặc thù của ngành chế biến thủy sản Nghệ An nói chung và khu vực các cảng cá nói riêng rất đa dạng về loại hình cũng như quy mô sản xuất nên việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật ở trên cho một số đối tượng, loại hình không phù hợp hoặc khó áp dụng. So sánh điều kiện thực tế của các cơ sở thì việc bắt buộc các cơ sở áp dụng các quy chuẩn chung tại thời điểm này là quá cao do các cơ sở chế biến tư nhân, cơ sở chế biến trong làng nghề đều ở quy mô nhỏ, lẻ và dạng hộ gia đình nên chưa có kinh phí để lắp đặt hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn.

* Về công tác phân công và phối kết hợp

- Phân công thực hiện:

Sở Tài nguyên môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chung về thực hiện công tác quản lý BVMT đối các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động của cảng cá và các cơ sở chế biến thuỷ sản.

Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện thực hiện xác nhận bản kam kết môi trường; Kiểm tra giám sát công tác BVMT đối những cơ sở có quy mô dưới 1.000 tấn sp/năm và không phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Sở Nông nghiệp &PTNT là đơn vị chủ quản đối với các cảng cá và là đơn vị phối hợp trong việc kiểm tra đánh giá tác động môi trường; Chỉ đạo kiểm tra, thực hiện các văn bản quy phạm phát luật về BVMT trong chế biến thủy sản; Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm của các cảng cá và các khu chế biến thủy sản tập trung, quy hoạch các khu chế biến thủy sản tập trung; Tuyên truyền sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản.

Ban quản lý cảng cá Nghệ An là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của cảng cá Lạch Vạn, trực tiếp thực hiện các quy định về BVMT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về BVMT của các cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sở kinh doanh cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá, tàu thuyền và các phương tiện trong phạm vi cảng. Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ nói trên của BQL cảng cá Nghệ An nói chung, cảng vụ cảng Lạch Vạn và Lạch Quèn nói riêng là chưa triệt để và nghiêm túc.

- Phối kết hợp:

Trong thời gian qua Sở Tài nguyên môi trường cũng đã chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiêp&PTNT triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối một số cơ sở chế biến thủy sản có quy mô trên 1.000 tấn sản phẩm/năm. Với nhiệm vụ quản lý chung về thủy sản, hàng năm Sở Nông nghiệp &PTNT đã tiến hành phối hợp với chính quyền cấp huyện (Phòng Nông nghiệp, Phòng Công Thương, Phòng Tài nguyên); UBND cấp xã tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biển thủy sản trong đó có hạng mục kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của cơ sở. Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên triển khai thực hiện công tác xây dựng đề án quy hoạch khu chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008.Công tác phối kết hợp tuy đã có những vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện và cấp cơ sở. Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện BVMT tại các cảng cá cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường cảng cá lạch vạn bằng phương pháp ma trận (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w