- Đánh giá hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại cảng cá Lạch Vạn
5. Hạn chế
3.1. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cảng cá, việc từng bước nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá là nhu cầu cấp thiết. Việc nâng cấp cảng cá cần phải đảm bảo các tiêu chí theo QCVN 02-12:2009/BNNPTNT - Cảng cá - Điều kiện đảm bảo ATVSTP. Trong đó, việc nâng cấp, cải tạo phải đặc biệt chú trọng đến các hạng mục: hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn để hạn chế những tác động tiêu cực của cảng cá đối với môi trường. Các biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở cảng cá như sau:
oĐối với mùi hôi: Sử dụng Clorin để tẩy rửa
oĐối với nước mưa: Hệ thống thu gom, thoát nước bao gồm các rãnh thu nước quanh các công trình, mương bê tông có tấm đan thu nước mưa trên mặt bằng và mương bê tông hộp thoát nước chính.
Nước mưa sau khi được thu từ các mái nhà, mặt bằng sẽ tập trung vào hệ thống cống chính và thoát ra hệ thống thoát nước chung của cảng. Trên cống có bố trí các hố ga vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát. Hệ thống thoát nước mưa được cải tạo sẽ giải quyết tình trạng úng ngập, lầy lội mất vệ sinh mỗi khi trời mưa.
Sơ đồ 2: Sơ đồ thoát nước mưa trong khu vực cảng
Nước mưa chảy tràn,
nước mái chắn rácSong giếng thămHố ga, thoát nướcCống
Mương thoát nước chung của khu cảng
oĐối với nước thải: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải được xây dựng phù hợp với tính toán và dự báo tải lượng thải theo định hướng phát triển cảng trong tương lai.
Sơ đồ hệ thống thoát nước thải ở cảng cá được mô tả trong sơ đồ 3
Sơ đồ 3: Sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong cảng
Nước thải cảng cá chủ yếu là từ quá trình rửa nguyên liệu, vệ sinh cảng và nước thải sinh hoạt... mức độ ô nhiễm không cao như các loại nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản. Do đó, phương pháp thường được áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải tập trung của cảng cá là xử lý sơ bộ (tách rác, lắng cát) và xử lý sinh học kị khí sau đó khử trùng trước khi xả ra nguồn nước.
Sơ đồ 4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của cảng cá
oĐối với chất thải rắn:
Nước thải từ bãi phân loại, khu rửa thùng cá, chợ cá Nước thải từ nhà vệ sinh Bể tự hoại ba ngăn Hệ thống thoát nước Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Cống thải ra sông
Nước thải
Hệ thống mương thu gom nước thải kết hợp chắn rác Hệ thống xử lý sơ bộ (bể lắng vật lý) Bể xử lý sinh học kị khí Bể lắng trong, kết hợp xử lý hoá chất khử trùng (clorine) Sông hồ không dùng cấp nước sinh hoạt, vùng nước ven biển
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của cảng cá có thể phân thành 3 loại và mỗi loại phải được thu gom và xử lý riêng biệt.
Chất thải rắn dễ phân hủy (phế thải từ quá trình sơ chế thủy sản): Lượng chất thải phát sinh không nhiều, có thể thu gom bằng các thùng kín, xử lý trực tiếp bằng chế phẩm vi sinh để vừa khử mùi vừa thúc đẩy quá trình phân hủy tạo thành phân bón vi sinh.
Chất thải vô cơ không nguy hại: những phế thải có thê tái chế, tái sử dụng có thể thu gom và bán cho những người thu mua phế liệu. Còn phần không thể bán có thể xử lý trực tiếp bằng phương pháp đốt, hoặc chuyển cho các tổ thu gom rác thải sinh hoạt.
Chất thải nguy hại: ắc quy thải, dầu thải, các dụng cụ chứa dầu, ghẻ lau dính
dầu… phải được thu gom bằng các thùng chuyên dụng và định kỳ liên hệ với cơ quan có chức năng đê vận chuyển và xử lý.
Kinh phí để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong cảng được trích từ phí vệ sinh môi trường do các chủ tàu thuyền, tiểu thương,… đóng góp theo quy định của ban quản lý cảng.
Hình 2: Hệ thống thùng thu gom chất thải rắn trong cảng
Ngoài ra, cảng còn phải trạng bị xcc thiết bị kỹ thuật ứng cứu sự cố cháy nổ, tràn dầu gồm có: hệ thống chống sét trong khu dịch vụ, bình bọt chống cháy…