Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường cảng cá

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường cảng cá lạch vạn bằng phương pháp ma trận (Trang 35 - 42)

- Đánh giá hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại cảng cá Lạch Vạn

2.3.1.Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường cảng cá

5. Hạn chế

2.3.1.Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường cảng cá

- Nguồn phát sinh chất thải tại các cảng cá có thể phân thành một số nguồn chính như sau:

+ Hoạt động của tàu thuyền tại cảng

+ Hoạt động thu mua, sơ chế thuỷ sản trên bờ + Hoạt động cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Bảng 3: Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá

Hoạt động Dạng chất thải

Khí thải/tiếng ồn Nước thải Chất thải rắn

Hoạt động của tàu thuyền

Khí thải và tiếng ồn động cơ tàu thuyền: CO, CO2, SOX, NOX, chất hữu cơ (THC), bụi than

-Nước làm mát động cơ chứa dầu (do rò rỉ). -Nước rửa tàu, rửa lưới chứa các chất hữu cơ.

-Nước thải sinh hoạt

- Chất thải không nguy hại: thùng xốp vỡ, lưới, ngư cụ hỏng, phế thải hữu cơ, thuỷ sản phân huỷ.. - Chất thải nguy hại: Ắc quy thải, pin, bóng đèn. - Chất thải sinh hoạt. Hoạt động thu mua, sơ chế thuỷ sản ở bến - Khí thải và tiếng ồn từ động cơ các phương tiện vận chuyển: CO, CO2, SOX, NOX, chất hữu cơ (THC), bụi than. - Mùi hôi của chất thải thuỷ sản phân huỷ.

-Nước thải từ quá trình sơ chế thuỷ sản.

-Nước thải sinh hoạt của nhân viên cảng và những người làm việc ở cảng.

-Nước rò rỉ từ phương tiện vận chuyển thuỷ sản.

- Phế thải từ quá trình sơ chế thuỷ sản (chứa nhiều chất hữu cơ).

- Túi nilon, thùng xốp vỡ, hộp nhựa hỏng…

- Chất thải sinh hoạt của nhân viên cảng và những người làm việc ở cảng. Hoạt động cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá. - Khí thải từ các động cơ như máy xay đá.

- Môi chất lạnh rò rỉ từ các kho bảo quản lạnh.

- Hơi xăng, dầu tại các trạm cung cấp xăng dầu.

-Nước thải từ các cơ sở sản xuất đá lạnh (có chứa các chất hữu cơ làm sạch và điều chỉnh pH).

-Nước mưa chảy tràn cuốn theo xăng, dầu rơi vãi ở các cơ sở sửa chữa cơ khí, cung cấp xăng dầu.

-Nước thải sinh hoạt

- Chất thải không nguy hại: ngư lưới cụ hỏng, giấy, túi nilon, hộp nhựa, thùng xốp…

- Chất thải nguy hại: dụng cụ chứa xăng dầu, dầu thải, ghẻ lau dính dầu,…

- Chất thải sinh hoạt.

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Do đặc thù của cảng cá Lạch Vạn nằm sát với khu dân cư và bên trong khu vực cảng có các nhà máy chế biến thuỷ sản (thuộc sở hữu tư nhân) nên ngoài các nguồn thải phát sinh trực tiếp từ các hoạt động của cảng, môi trường khu vực cảng còn chịu ảnh hưởng của các nguồn thải từ khu dân cư và các cơ sở chế biến thuỷ sản:

Cũng như phần lớn các khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, khu dân cư xung quanh cảng cá Lạch Vạn (xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu) không có hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Do đó, toàn bộ nước thải và rác thải sinh hoạt từ khu dân cư được xả thẳng ra sông Lạch Vạn (ở Diễn Ngọc). Nguồn thải này chứa nhiều chất hữu cơ và Coliform.

- Nguồn thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản

Theo kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại hai cảng cá Lạch Vạn cho thấy các cơ sở chế biến thuỷ sản tại hai cảng này hiện đang là nguồn ô nhiễm lớn, đặc biệt là các cơ sở sản xuất bột cá. Nước thải của các cơ sở không qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng không triệt để vẫn chứa nhiều hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận. Nước thải chế biến thủy sản thường có mùi hôi do sự phân huỷ chất hữu cơ hoặc các chất lẫn trong nước thải. Mùi đặc trưng của nước thải chế biến thuỷ sản đã phân hủy là mùi khí H2S- hydro sulfur. Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất cũng tương đối lớn, bao gồm: các loại bao bì, nguyên liệu rơi vãi, cát sạn, tạp chất, nội tạng, vỏ, đầu, xương, than, củi…. Khí thải của các cơ sở chế biến thuỷ sản có mùi đặc trưng của nguyên liệu, mùi gia vị ướp tẩm, khí thải của các loại chất đốt, bụi than…vv gây ô nhiễm không khí khu vực cảng cá và khu dân cư xung quanh.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng Lạch Vạn cho thấy: - Các chỉ tiêu vật lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pHlà độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình

thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các

hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO-2

4, NO-

3, v.v. Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hoá, chuẩn độ hoặc

các loại thuốc thử khác nhau. Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.

pH = 7 nước có tính trung tính; pH < 7 nước có tính axit; pH > 7 nước có tính kiềm..

DO lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.

Mùi vị:

- Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H2S, kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm. Mùi tanh của sắt và mangan.

- Nước mặt (sông, suối, ao hồ): mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của các loại tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.

- Nước máy: mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.

Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại mùi vị mà có cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính.

Màu:

- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan. - Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.

Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các quy trình xử lý như sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm giảm độ màu của nước. Cần lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử dụng Clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư.

- Các chỉ tiêu hóa học

TSS là tổng lượng vật chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng (phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) lơ lửng trong nước (có kích thước 10 –5 - 10 –6 m). Một phần các chất lơ lửng có kích

thước lớn hơn 10 –5 m sẽ lắng xuống đáy. Hàm lượng chất rắn lơ lửng tổng hoặc hàm

lượng chất rắn có khả năng lắng tụ là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải từ các cơ sở nuôi thủy sản.

BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.

COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.

Nitơ là quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac (NH4+), nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-). Do đó các hợp chất này thường được xem là những chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ tiêu có giá trị cao như độ oxy hoá, amoniac, trong nước còn có một ít nitrit và nitrat. Sau một thời gian NH4+, NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Phân tích sự tương quan giá trị các đại lượng này có thể dự đoán mức độ ô nhiễm nguồn nước.

Photpho trong nước tự nhiên, thường gặp nhất là photphat. Đây là sản của quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Cũng như nitrat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển của rong tảo. Nguồn photphat đưa vào môi trường nước là từ nước thải sinh hoạt, nước

thải một số ngành công nghiệp và lượng phân bón dùng trên đồng ruộng.Photphat không

thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhưng sự tồn tại của chất này với hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở cho quá trình xử lý, đặc biệt là hoạt chất của các bể lắng. Đối với những nguồn nước có hàm lượng chất hữu cơ, nitrat và photphat cao, các bông cặn kết cặn ở bể tạo bông sẽ không lắng được ở bể mà có khuynh hướng tạo thành đám nổi lên mặt nước, đặc biệt vào những lúc trời nắng trong ngày.

- Các chỉ tiêu vi sinh

Coliform: Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô

nhiễm.Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform bằng

Qua kết quả phân tích cụ thể ở bảng với các con số đưa ra ta có nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản trong khu vực cảng có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao nhất. Hàm lượng Nitơ tổng số trong nguồn thải này cao gấp

hơn 2 lần, BOD5 cao gấp 25-27 lần và COD cao gấp 19-20 lần so với tiêu chuẩn cho

phép xả thải đối với nước thải chế biến thuỷ sản. Các nguồn thải từ khu dân cư cũng bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (BOD5 và COD đều cao gấp 7 - 13 lần tiêu chuẩn cho phép xả thải đối với nước thải sinh hoạt). Các nguồn thải từ cảng tuy có mức độ ô nhiễm thấp

hơn nhưng BOD5 và COD cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 4-5 lần. Ngoài ra, các nguồn

thải này đều có chứa Coliform với số lượng cao. Do chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học nên nước thải tại khu vực cảng có mùi khó chịu, độ đục cao và hàm lượng ôxy trong nước thấp, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông và hệ sinh thái tự nhiên khu vực cửa sông (Bảng 9).

Bảng 4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng cá Lạch Vạn

TT Thông số Đơn vị Kết quả

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 1 pH - 9,45 8,64 9,7 8,78 8,92 9,05 5-9 2 DO mg/L 1,81 1,72 4,32 1,84 2,94 3,56 2 3 Màu - 201 276 102 198 89 112 - 4 Mùi - Có mùi rất khó chịu Có mùi rất khó chịu có mùi rất khó chịu Có mùi rất khó chịu Có mùi khó chịu Có mùi

khó chịu Không mùi

5 TSS mg/L 227 234 134 267 98 128 100 6 BOD mg/L 337 345 1270 1356 212 102 50 7 COD mg/L 642 556 1531 1678 231 214 80 8 N tổng mg/L 38,4 35,7 123,6 136,9 19,2 20,9 50 9 P tổng mg/L 2,17 2,45 6,84 7,03 1,23 1,45 10 10 Dầu mỡ động vật mg/l 11,9 12,3 36,8 59,2 7,2 8,9 - 11 Coliform MNP/ 100ml 1.400 2340 1231 1447 712 412 5000

(Nguồn: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN,2011)

Ghi chú: NT1, NT2 : nước thải khu dân cư

NT3, NT4: nước thải của các cơ sở chế biến thuỷ sản NT5, NT6: nước thải từ cảng

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: Th.S Trần Minh Trí

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường cảng cá lạch vạn bằng phương pháp ma trận (Trang 35 - 42)