Các giải pháp quản lý chung

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường cảng cá lạch vạn bằng phương pháp ma trận (Trang 61)

- Đánh giá hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại cảng cá Lạch Vạn

5. Hạn chế

3.2.1. Các giải pháp quản lý chung

2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đối với cảng cá và cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và khu vực cảng cá Lạch Vạn nói riêng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành liên quan hoạt động khai thác và chế biến thủy sản.

+ Xây dựng các quy định phân cấp trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến BVMT làng nghề chế biến thủy sản.

+ Xây dựng hướng dẫn các thông số môi trường cần quan trắc đối với loại hình hoạt động của cảng cá và các cơ sở chế biến và các quy chuẩn môi trường cần đáp ứng.

+Ban hành văn bản cấm sử dụng công nghệ, phương pháp thủ công lạc hậu gây ô

nhiễm môi trường.

+ Xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại cảng cá và chế biến thủy sản,

cụ thể hoá thành các hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương. 3. Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường ở cảng cá với sự phối hợp của chính quyền địa phương

SVTH: Cao Thị Hằng Nga – Lớp: K43 KT TN&MT 49

UBND xã Cán bộ chuyên trách TN&MT xã BQL Cảng cá Nghệ An Cán bộ thôn Cơ sở chế biến TS trong cảng Cảng vụ cảng Lạch Vạn/Lạch Quèn Cơ sở chế biến TS ngoài cảng Hộ gia đình Cán bộ VSMT cảng

Sơ đồ 5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường tại cảng cá

3.2.2. Các giải pháp quản lý cụ thể

Tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực các cảng cá Lạch Vạn không chỉ xuất phát từ hoạt động của cảng mà còn do các nguồn thải từ khu dân cư và các cơ sở chế biến thuỷ sản. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BQL cảng với chính quyền địa phương để từng bước giải quyết các nguồn thải.

o Đối với các nguồn thải từ cảng:

- Huy động các nguồn vốn khác nhau như: ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư, tài trọ từ nước ngoài để nâng cấp cơ sở hạ tầng các cảng cá.

- Tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải..., tại cảng cá trong quá trình xây dựng, nâng cấp.

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cảng cá, bến cá.

- Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho cộng đồng ngư dân ngay tại cảng cá, bến cá và bằng nhiều hình thức ngắn gọn, dễ hiểu.

- Phân công cụ thể trách nhiệm chủ trì, phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

o Đối với nguồn thải từ khu dân cư:

- UBND các huyện hỗ trợ cho UBND các xung quanh khu vực cảng cá Lạch Vạn trong việc thành lập và duy trì hoạt động của các tổ thu gom rác thải sinh hoạt và xây dựng bãi rác tập trung theo đúng quy định.

- Chính quyền địa phương phối hợp với BQL cảng cá và các đơn vị liên quan khắc phục tình trạng ô nhiễm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, có biện pháp thu gom và xử lý số rác sinh hoạt còn ứ đọng tại khu vực xung quanh và trong cảng cá. Có biện pháp xử lý nghiêm và triệt đệ đối với những trường hợp vi phạm về công tác bảo vệ môi trường tại khu vực xung quanh và trong cảng cá.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, đổ rác thải và xả thải đúng quy định; Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm và tái vi phạm. Đối với những trường hợp vượt thẩm quyền thì phải có báo cáo với UBND huyện và các cơ quan chức năng để giải quyết. Bố trí các biển báo điểm cấm đổ rác và có điểm thu gom rác cho khu vực, nhất là khu vực cảng cá, tuyên truyền nhân dân làm tốt công tác bảo vệ môi trường;

o Đối với nguồn thải từ các cơ sở chế biến thuỷ sản:

- Cần phải quy hoạch các cụm/khu chế biến thủy sản tập trung để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, đồng thời tại các khu này phải có hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn.

- Đối với các cơ sở sản xuất tại hộ gia đình không có điều kiện di dời phải cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa việc cơi nới, gắn với du lịch quảng bá sản phẩm đặc trưng vùng. Tập trung vào nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở quy mô nhỏ.

- Tăng cường kiểm tra bắt buộc các cơ sở chế biến thủy sản phải tuân thủ các qui định của pháp luật về BVMT. Đối với các hành vi thải, đổ chất thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, chính quyền địa phương cần đề ra thời gian xử lý và phải được xử phạt theo qui định của nhà nước và địa phương. Triển khai áp dụng các công cụ kính tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề chế biến.

- Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến thủy sản, làng nghề chế biến vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Có cơ chế chính sách hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp làng nghề chế biến thủy sản.

- Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp, các lớp tập huấn về xử lý chất thải cho các cán bộ chuyên môn thuộc các cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Tăng cường giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cho các cơ sở chế biến về: Luật BVMT, các chính sách liên quan đến BVMT làng nghề, các quy chuẩn về môi trường của Việt Nam; Hoạt động chế biến thủy sản, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trường. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng; Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường áp dụng cho các cơ sở, làng nghề.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Hiện nay, việc khai thác và chế biến thủy hải sản đang được tiến hành rộng rãi ở các địa phương trong cả nước do nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bên cạnh vào việc đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước, các hoạt động này cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường sống, tác hại đến sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của đất nước.

Dự án xây dựng cảng cá Lạch Vạn là dự án mang lại những thiết thực về mặt kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên, dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, nhưng các hoạt động gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh gây ra những bức xúc lo lắng cho người dân.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá Lạch Vạn được đánh giá là khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân địa phương và mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản của tỉnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại các cảng cá nói trên. Do đó để giải quyết tình trạng ô nhiễm, các giải pháp từ quy hoạch, chính sách, đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như vấn đề thu hút các nguồn đầu tư cho việc bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ và lâu dài với sự phối kết hợp chặt chẽ giữa BQL các cảng cá Nghệ An, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong lĩnh vực BVMT.

Dự án cảng cá Lạch Vạn là dự án tổng hợp tất cả các yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội nên phải giải quyết thấu đáo vấn đề môi trường, di dân tái định cư, chuyển đổi cơ cấu lao động, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Đề tài của em xin giới thiệt sơ lược về đánh giá tác động môi trường cảng cá Lạch Vạn bằng phương pháp ma trận. Bài tiểu luận này chị mang tính tổng quát, có thể chưa nói lên được tất cả nhưng nó giúp chúng ta hiểu một phần nhỏ tác hại môi trường do cảng cá Lạch Vạn gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT - Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy

sản (Kèm theo Quyết định số: 4085/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng12 năm 2008 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

2. Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ - Đánh giá tác động môi trường, NXB ĐHQG

Hà Nội 2008

3. Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Thị Loan - Đánh giá nhanh môi trường và dự án, Hà

Nội 1998.

4. PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh, Giáo trình đánh giá tác động môi trường, Hà Nội 2005. 5. Trịnh Quang Huy - Đánh giá tác động môi trường, Bộ môn Công nghệ Môi trường.

6. Quốc hội nước CHXHCNVN: Luật bảo vệ môi trường 2003, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội – 2003.

7. Lê Thạc Cán và tập thể. Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn. Nxb KHCN

(1994).

8. Sở NN&PTNT – Báo cáo đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá

Lạch Vạn, Lạch Quèn và đề xuất các giải pháp xử lý, Vinh 2011.

9. Các chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường, Quảng Ninh tháng 3 năm 2009.

10. Bộ TNMT - Thông tư số 08/2010/TT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của bộ tài nguyên và môi trường quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của nghành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.

11. Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An - Báo cáo kết quả quan

trắc môi trường tổng hợp trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2005-2009. Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An

12. Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn, Đại học vinh - Báo cáo tổng hợp

kết quả hoạt động “Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nước sông Mai Giang tới hoạt

động nuôi trồng thủy sản”.

PHỤ LỤC 1

Trường ĐH Kinh Tế - ĐH Huế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoa Kinh tế Phát triển Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---* * *--- ---* * *---

PHIẾU ĐIỀU TRA

Phiếu số:………….

Tên người phỏng vấn:... ... Ngày phỏng vấn: ngày ….. tháng…..năm 2013

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Tên người trả lời: ... Tuổi:...Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

Nghề nghiệp:

1. Buôn bán dịch vụ 2. Làm nông, 3. Công nhân

4. Cán bộ công nhân viên nhà nước 5. Ở nhà nội trợ 6. Sinh viên

7. Học sinh 8. Về hưu 9. Khác

Địa chỉ:... Trình độ học vấn:... Số thành viên trong gia đình: …………..người

Thu nhập bình quân của gia đình Anh (Chị) hiện nay mỗi tháng được bao nhiêu?: ………...

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Câu 1: Anh(Chị) có thấy sự thay đổi về môi trường tại nơi mình đang sinh sống không?

1. Có 2. Không

Câu 2: Anh (Chị) cảm thấy hiện trạng môi trường ở đây như thế nào:

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt

Đất Nước Không khí Ô nhiễm tiếng ồn

Câu 3: Anh(Chị) cho biết cảng cá có tác động đến các nhân tố môi trường sau hay không?

Môi trường tự nhiên

Không khí 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Đất 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Nước 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Động Vật 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Thực vật 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Môi trường kinh tế- xã hội

Nông nghiệp 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Công nghiệp 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Nhà ở 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Việc làm 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Văn hóa- giáo dục 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Sức khỏe 1. Có 2. Không 3. Không rõ

Câu 4: Nếu có, theo Anh(Chị) nguyên nhân nào gây tác động tới môi trường như trên?

TT Các nguyên nhân Chọn

1 Nước thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản trong cảng cá chưa

qua xử lý được xả thẳng ra môi trường.

2 Ý thức bảo vệ môi trường của người dân, chủ tàu thuyền và chủ các

cơ sở chế biến thuỷ sản còn thấp.

3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá chưa hoàn thiện, đồng bộ.

4 Do hoạt động phơi nguyên liệu của các cơ sở chế biến, rác thải phân hủy.

5 Do phương tiện vận chuyển.

6 Do hoạt động buôn bán .

7 Không có hệ thống thu gom rác thải, nước thải hợp lý.

Câu 5: Các loại ô nhiễm nào gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí?

TT Các loại ô nhiễm Chọn

1 Ô nhiễm môi trường không khí nói chung

2 Mùi khó chịu

3 Bụi

4 Tiếng ồn

5 Khác

Câu 6: Trong gia đình Anh(Chị), loại bệnh tật nào thường xuyên xảy ra?

1. Có 2. Không Nếu có, đó là bệnh gì? Bệnh Có Không Ho Viêm họng Viêm phế quản Viêm mùi dị ứng Mắt Thần kinh Bệnh ngoài da Viêm xoang Đường ruột Khớp Khác

Câu 7: Tỷ lệ người dân đánh giá mức độ tác động của các tác nhân gây ô nhiễm

Tác nhân Mức hại lớn (%) Mức hại trung bình (%) Mức hại nhỏ (%) Không tác động(%) Tổng(%) Bụi Khí thải Nước thải Tiếng ồn Chất thải rắn

Đánh giá

1. Tốt 2. Trung bình 3. Không tốt

Nước ngầm Nước mặt

Câu 9: Chính quyền địa phương có thường xuyên quan tâm đến các vấn đề môi trường của cảng cá không?

1. Có 2. Không

Câu 10: Anh(chị) có hài lòng với các giải pháp môi trường của các lãnh đạo môi trường?

1. Có 2. Không

Câu 11: Xin Anh(Chị) đóng góp ý kiến nhằm giảm thiệu tác động tiêu cực đến môi trường của cảng cá lạch vạn hiện nay:

... ... ... ... ... ....

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CẢNG CÁ LẠCH VẠN

Khu xử lý nước thải sơ sài, bốc mùi hôi thối

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường cảng cá lạch vạn bằng phương pháp ma trận (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w