Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Một phần của tài liệu KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐẠI CƯƠNG pdf (Trang 91 - 93)

- Để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức các nhà quản lý biết phải phối hợp một cách tối ưu các nguồn lực. Đó là sự kết hợp tối ưu, hiệu qủa giữa người quản lý với người quản lý; giữa người quản lý và người bị quản lý; giữa người bị quản lý với nhau và giữa nhân lực với các nguồn lực khác.

- Để thực hiện nguyên tắc này, các nhà quản lý phải: + Phân công công việc, giao quyền một cách phù hợp

+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vật lực, tài lực, tin lực) + Đầu tư có trọng điểm trong việc phát triển nhân lực

Dưới góc độ của khoa học quản lý đại cương thì các nguyên tắc quản lý trên là những nguyên tắc chung, bắt buộc đối với mọi loại hình và cấp độ của tổ chức nhưng việc vận dụng nó là mang tính đặc thù. Tuỳ theo các loại hình quản lý cụ thể mà bên cạnh các nguyên tắc quản lý chung còn có những nguyên tắc quản lý riêng và đặc thù.

Từ góc độ quy trình quản lý, có thể chia nguyên tắc quản lý thành các loại như: nguyên tắc trong lập kế hoạch và ra quyết định, nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc trong lãnh đạo và kiểm tra. Đó là những nguyên tắc của các chức năng quản lý và chúng sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo.

Điều đáng lưu ý ở đây là các nguyên tắc quản lý đã được trình bày theo logic: 1. Nội dung của nguyên tắc là gì? 2. Bằng cách nào để có nguyên tắc đó? 3. Việc thực hiện nguyên tắc đó có ý nghĩa như thế nào?

Trong thực tiễn quản lý, các nguyên tắc quản lý nêu trên cần phải được áp dụng một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh nhất định.

Chủ đề ôn tập và thảo luận:

1. Khái niệm nguyên tắc quản lý và đặc trưng chung của nguyên tắc quản lý 2. Phân tích đặc trưng của các nguyên tắc quản lý cơ bản

3. Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc quản lý ở những tổ chức cụ thể

Tài liệu tham khảo chương 3

Lê Hồng Lôi: Đạo của quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004, trang 64- 77.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ

Chương này gồm các nội dung sau: - Tổng quan về phương pháp quản lý - Định nghĩa phương pháp quản lý

- Đặc trưng của các phương pháp quản lý - Các phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐẠI CƯƠNG pdf (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)