Đọc –hiểu văn bản 1 Nội dung

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HK2_CHUẨN KTKN_SOẠN CHI TIẾT (Trang 32 - 33)

1. Nội dung

- Nêu vấn đề: đi tìm điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới; cái khó là ranh giới thơ cũ và thơ mới không dễ nhận ra và đề nghị phải dựa vào bài thơ hay của mỗi thời đại; nhìn vào đại thể theo nguyên tắc mới, cũ tiếp nối, qua lại để thấy cái đặc sắc của mỗi thời đại thi ca.

- Xác định tinh thần thơ cũ là ở chữ ta, tinh thần thơ mới là ở chữ tôi.

- Phân tích sự vận động của thơ mới với cái tôi cùng bi kịch của nó.

- Chỉ ra tính chất tội nghiệp của cái tôi trong thơ mới. Nói chung thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra trong tâm hồn thế hệ trẻ đương thời; ít nhiều là sự bộc lộ lòng yêu nước.

2. Nghệ thuật

- Tính khoa học

+ Cách lập luận chặt chẽ, từ khái quát đến cụ thể, từ xưa đến nay, từ xa đến gần. Điều này đã phản ánh tư duy khoa học, sự am hiểu thấu đáo đối tượng phân tích của tác giả.

+ Luôn gắn những nhận định khái quát với luận cứ cụ thể, đa dạng, có sức thuyết phục; có sự so sánh giữa thơ mới và thơ cũ.

- Tính nghệ thuật: cách dẫn dắt ý theo mạch cảm xúc tinh tế, uyển chuyển và bằng ngôn ngữ hình ảnh, nhịp điệu.

III. Tổng kết

Nhận thức tinh tế, sâu sắc về tinh thần thơ mới, động lực thúc đẩy sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại.

Bài tập 1, 2, 3

SGK tr 104

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố 1. Củng cố

Quan niệm về thơ mới và nhận thức ý nghĩa thời đại của thơ mới?

2. Hướng dẫn

- Việc đi sâu vào cái tôi cá nhân, cá thể của tác giả Thi nhân Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung?

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HK2_CHUẨN KTKN_SOẠN CHI TIẾT (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w