Hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HK2_CHUẨN KTKN_SOẠN CHI TIẾT (Trang 37 - 38)

(xây dựng đề cương ôn tập):

Câu 1: Tiết 120

Thơ mới khác thơ truyền thống (trung đại) không chỉ ở “phần xác” mà còn ở “phần hồn” của nó. Nó được giải phóng thoát ra ngoài tính quy phạm chặt chẽ với những hệ thống ước lệ phi ngã, khiến con mắt thi nhân được tiếp xúc trực tiếp với thế giới để quan sát, khám phá. Thơ mới thể hiện mạnh mẽ “cái tôi” cá nhân với những suy nghĩ, những tình cảm, cảm xúc mới mẻ.

Câu 2:

Nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của bài thơ: Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu: + Thể hiện tâm thế và tư thế tuyệt đẹp của người anh hung trong buổi lên đường tìm phương cứu nước.

+ Cảm xúc trữ tình nồng đượm, giọng thơ tâm huyết sôi sục, có sức lôi cuốn mạnh mẽ - Hầu trời của Tản Đà:

+ Tác giả biểu hiện “cái tôi” ngông, phóng túng tự ý thứcvề tài năng, giá trị đích thực của mình, khao khát được khẳng định trước cuộc đời.

+ Có nhiều sáng tạo hình thức nghệ thuật: Thể thất ngôntrường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.

* Nhận xét:

Nhìn chung ở hai bài thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 – 1945 được thể hiện rõ qua bài: Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu trời củaTản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu.

Câu 3:

Quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến CMT8 – 1945 được thể hiện rõ qua bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu.

- Giai đoạn thứ nhất:

(Từ đầu thế kỉ XX đến 1920)- Thành tựu chủ yếu là thơ của các chí sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của họ, nội dung, tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù trung đại. Điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. Trong bài thơ này Phan Bội Châu thể hiện lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai. Nhưng vẫn viết bằng thi pháp ngôn ngữ văn học trung đại.

- Giai đoạn thứ hai:

( Từ những năm 1920 – 1930)- Công cuộc hiện đại hóa văn học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, văn học giai đoạn này đổi mới đã có tính hiện đại nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn còn tồn tại khá phổ biến nhất là trong sáng tác thơ.

- Bài Hầu trời của Tản Đà thể hiện rõ tính chất nói trên nhưng chưa thể xem thực sự là hiện đại. Qua các sáng tác của Tản Đà chỉ “có thể xem như gạch nối giữa hai thời đại của văn học dân tộc”.

- Giai đoạn thứ ba: 1930 – 1945

Nền văn học nước nhà đã hoàn toàn quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên nhiều thể loại. Đặc biệt là phong trào thơ mới 1932 được xem là “cuộc cách mạng trong

Hầu trời – như cái gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới. - Giai đoạn thứ 3: 1930 – 1945 nhưthế nào? Vội vàng – Đỉnh cao của quá trình hiện đại hóa.

thơ ca” với nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử… Đó là tiếng nói nghệ thuật của “cái tôi” cá nhân được giải phóng hoàn toàn ra khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca trung đại được tiếp xúc trực tiếp với thế giới để quan sát, khám phá bằng con mắt cá nhân đồng thời cảm thấy bơ vơ, cô đơn.

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Các câu hỏi còn lại trong SGK, hs căn cứ vào nội dung bài học tự ôn tập. - Chuẩn bị: Mục đích, yêu cầu, cách tóm tắt văn bản nghị luận?

Tuần 34 Tiết 121

TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬNI. Mục tiêu cần đạt I. Mục tiêu cần đạt

Hiểu được mục đích, yêu cầu, cách tóm tắt văn bản nghị luận. Tóm tắt được các văn bản nghị luận (có độ dài 1 – 3 trang, khoảng 1000 chữ); biết trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và họcKiểm tra: Kiểm tra:

HOẠT ĐỘNG CỦA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Nêu mục đích của việc tóm tắt văn bản nghị luận?

- Nêu yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận?

- Đọc văn bản

Về luân lí xã hội ở nước ta

và trả lời câu hỏi: SGK, tr 117, 118.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HK2_CHUẨN KTKN_SOẠN CHI TIẾT (Trang 37 - 38)