0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HK2_CHUẨN KTKN_SOẠN CHI TIẾT (Trang 33 -34 )

ngôn ngữ chính luận.

KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 6)Nội dung đề Nội dung đề

1. Trong bài Tràng giang (Huy Cận), theo anh (chị) có những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi buồn nhớ quê hương da diết, mãnh liệt của tác giả ? (4 điểm)

2. Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 1 của bài Đây thôn Vĩ Dạ ? (6 điểm)

Đáp án Câu 1 (4 điểm)

Trong bài Tràng giang (Huy Cận), theo em có những câu thơ thể hiện rõ nhất nỗi buồn nhớ quê hương da diết, mãnh liệt của tác giả là:

Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Câu 2 (6 điểm)

Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết được thể hiện trong khổ thơ 1 của bài Đây thôn Vĩ Dạ: - Chép lại khổ thơ 1 (2 điểm)

- Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần. (2 điểm) - Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả. (2 điểm)

Tuần 32 Tiết 115

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN(Tiếp theo) (Tiếp theo)

I. Mục tiêu cần đạt

Nắm được đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ, …) của ngôn ngữ chính luận. Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận: tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục.

Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận.

Rèn kĩ năng viết văn nghị luận chính trị xã hội; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản, … Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 63, 64).

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…

III. Tổ chức hoạt động dạy và họcKiểm tra: Kiểm tra:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Qua việc tìm hiểu các đoạn trích ở tiết học trước, em có

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận chính luận

những nhận xét gì về các phương tiện diễn đạt trong PCNN chính luận?

- Hs đọc và tóm tắt nội dung cơ bản về đặc trưng cơ bản của PCNN chính luận? (a) Văn bản chính luận có mục đích trình bày, phân tích, bình luận, đánh giá về một vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, … theo một quan điểm chính trị nhất định, cho nên người viết luô luôn bộc lộ lập trường chính trị của mình. b) Mỗi văn bản chính luận chứa đựng một hay một số hệ thống lập luận. Mỗi lập luận đều xây dựng trên những luận cứ rõ ràng, chắc chắn, có sức thuyết phục, để dẫn tới những kết luận nhất định. c) Đó vừa là sự hấp dẫn, thuyết phục của hệ thống lập luận, vừa là sự hấp dẫn nhờ các phương tiện diễn đạt: dùng hình ảnh, các phép tu từ về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.)

- Hs đọc nội dung Ghi nhớ SGK tr 108.

- Hướng dẫn Hs làm các bài luyện tập SGK tr 108. (PTL tr 175)

1. Các phương tiện diễn đạt

a) Về từ ngữ: dùng nhiều từ ngữ chính trị.

b) Về ngữ pháp: thường dùng những câu văn có kết cấu chuẩn mực, gần với

những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, có liên kết chặt chẽ. Nhiều câu văn phức hợp có quan hệ từ.

c) Về biện pháp tu từ: được sử dụng khá nhiều khi nói và viết. Khi nói, ngữ

điệu đóng vai trò quan trọng để thuyết phục người nghe.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận a) Tính công khai về quan điểm chính trị a) Tính công khai về quan điểm chính trị

Ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người nói/viết một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở. Tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.

b) Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

Hệ thống lập luận chặt chẽ trong từng luận điểm, từng ý, từng câu, từng đoạn được phối hợp với nhau một cách hài hòa, mạch lạc.

Thường dùng nhiều từ ngữ liên kết như: để, mà với, và, tuy, do đó mà, bởi vậy, ….

c) Tính truyền cảm, thuyết phục

Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc/nghe.

Giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ, ngôn từ trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết.

* Các đặc trưng của PCNN chính luận thể hiện tính chất trung gian giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ khoa học. PCNN chính luận có ảnh hưởng đến các PCNN khác và góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1, 2, 3 (làm ở nhà)

SGK tr 108

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố 1. Củng cố

Các đặc trưng cơ bản của PCNN chính luận?

2. Hướng dẫn

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 HK2_CHUẨN KTKN_SOẠN CHI TIẾT (Trang 33 -34 )

×