Hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH: DỊCH VỤ THANH TOÁN doc (Trang 31 - 35)

4. Hình thức thanh toán qua thư tín dụng

4.2. Hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng:

a. Khái niệm

Thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức uỷ nhiệm thanh toán qua ngân hàng theo đó việc thanh toán được tiến hành từ một khoản tiền đựơc bên mua lưu ký trước ở ngân hàng phục vụ mình để trả cho bên bán theo các chứng từ của bên bán về số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng và theo các điều kiện sử dụng thư tín dụng

Thư tín dụng là lệnh của người có nghĩa vụ chi trả, lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích số tiền ghi trên thư tín dụng từ tài khoản tiền gửi ra một tài khoản riêng gọi là “tiền gửi thư tín dụng”.

Mở thư tín dụng là điều kiện bắt buộc để áp dụng hình thức thanh toán này. Thanh toán bằng thư tín dụng được áp dụng khi bên thanh toán đòi hỏi phải có đủ tiền để trả ngay, phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.

b. Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng

Theo qui định tại điều 7, Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002 thì chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng gồm: Bên trả tiền, Người thụ hưởng, Ngân hàng phục vụ bên trả tiền, Ngân hàng phục vụ nguời thụ hưởng.

Bên trả tiền:

Là người yêu cầu mở tín dụng chứng từ, là người giao ủy quyền cho ngân hàng mở tín dụng. Theo nguyên tắc đây là người mua hàng (người đặt công việc, sử dụng dịch vụ) theo hợp đồng thương mại nội địa hoặc là người nhập khẩu nếu là hợp đồng thương mại quốc tế.

Người thụ hưởng (Bên thụ hưởng, người hưởng):

Là người mà vì lợi ích của họ phải mở thư tín dụng, người này phải giao cho ngân hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền bộ chứng từ khẳng định việc thực hiệc các điều kiện được quy định trong tín dụng chứng từ. Theo nguyên tắc người thụ hưởng là người bán hàng hóa hay người cung ứng dịch vụ hay người xuất khẩu.

Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu người mở, nghĩa là cấp tín dụng cho người mở. Thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng: (còn gọi là ngân hàng thông báo)

Là ngân hàng thông báo cho người hưởng lợi theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng này thường là ngân hàng đại lý hay chí nhánh của ngân hàng phát hành ở nơi người hưởng lợi cư trú.

c. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng

(1): Hai bên mua bán ký kết hợp đồng với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C (11) (10) (2) (3) (8) (9) (7) (1) (5) NH PHỤC VỤ NGƯỜI MUA NH PH NGƯỜI BÁN

(2): Căn cứ theo điều khoản và điều kiện của hợp đồng mua bán, người mua làm đơn gởi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho người bán hưởng.

(3): Căn cứ vào đơn mở L/C nếu đồng ý, ngân hàng phục vụ người mua phát hành L/C và thông qua ngân hàng phục vụ người bán thông báo cho người bán L/C đã được mở. (4): Khi nhận được L/C, ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì thông báo cho người bán, nếu không chân thật thì trả lại cho ngân hàng phát hành.

(5): Người bán kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sữa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng.

(6): Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình để thanh toán.

(7): Ngân hàng phục vụ người bán sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại nguyên vẹn bộ chứng từ cho người bán.

(8): Ngân hàng phục vụ người bán gởi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành để được hoàn trả.

(9): Ngân hàng phục vụ người mua kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán, nếu không phù hợp thì gửi trả lại nguyên vẹn toàn bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ người bán.

(10): Ngân hàng phục vụ người bán đòi tiền người bán và chuyển bộ chứng từ cho người mua sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

(11): Người mua kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối.

So với các phương thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C có ưu điểm nổi bật là có mức độ an toàn cao đối với các bên giao dịch. Đối với bên bán hàng (hoặc người xuất khẩu), với cam kết chắc chắn thanh toán của ngân hàng mở thư tín dụng cho bên mua (hoặc nhập khẩu), bên bán sẽ yên tâm giao hàng vì chắc chắn sẽ được thanh toán. Đối với bên mua hàng, chỉ sau khi nhận hàng thì mới chuyển giao bộ chứng từ cho bên bán hàng để bên bán hàng làm thủ tục thanh toán. Như vậy, phương thức này có vẻ khá giống với

nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection), nhưng có một điểm khác biệt quan trọng đó là nếu như trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ vai trò của ngân hàng phục vụ bên mua chỉ là chủ thể trung gian thực hiện lệnh nhờ thu thì phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phục vụ bên mua (ngân hàng mở thư tín dụng) phải cam kết chắc chắn về việc thanh toán này mà không phụ thuộc vào ý định của bên mua (L/C không hủy ngang).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH: DỊCH VỤ THANH TOÁN doc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)