Cơ sở của giải pháp

Một phần của tài liệu Mot so giai phap nham hoan thien he thong kênh phân phối của Dabaco (Trang 71 - 74)

- Đánh giá của khách hàng trong cung ứng dịch vụ của Nhà máy

a, Cơ sở của giải pháp

- Phương pháp đánh giá thành viên kênh của công ty nhận được sự ủng hộ của các thành viên kênh vì nó thể hiện sự công bằng, hợp lý.

- Phương pháp đánh giá này đơn giản, thuận tiện, phạm vi đánh giá rộng. Ngoài ra nó còn có những biện pháp nhằm thúc đẩy sự hợp tác của các

Trường ĐHKT & QTKD

thành viên kênh, chính vì thế với những thành viên hoạt động tốt sẽ được hưởng nhiều trợ cấp từ Nhà máy, điều này rất có lợi cho các thành viên kênh.

b, Mục tiêu của giải pháp

- Nhằm đánh giá chính xác hoạt động của từng thành viên kênh trong hệ thống kênh phân phối của Nhà máy một cách toàn diện.

- Bổ sung kịp thời các biện pháp Marketing trong phân phối nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của các thành viên trong kênh.

- Phát hiện và xử lý kịp thời những thành viên kênh kém hiệu quả, không tích cực hợp tác.

c, Nội dung của giải pháp

Hiện nay hệ thống các chỉ tiêu xét thưởng của Nhà máy còn chưa được xây dựng một cách quy củ có hệ thống.

Chính vì vậy, sự đánh giá kết quả hoạt động mang nặng tính chủ quan, do đó không chính xác. Nhà máy cần phải đầu tư xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu xét thưởng cụ thể, phổ biến tới mọi thành viên trong Nhà máy và khi xét thưởng phải dựa trên các chỉ tiêu này để đánh gía và cần thực hiện một cách công khai. Có như vậy mới bảo đảm được sự công bằng trong quá trình khen thưởng và nó sẽ tạo ra động lực làm việc lớn hơn.

Ngoài việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu khen thưởng, để có thể khuyến khích sự sáng tạo của các cán bộ không những của bộ phận thị trường mà của cả Nhà máy, thì Nhà máy nên tổ chức các cuộc thi có khuyến khích vật chất, từ cuộc thi này sẽ là dịp để các cán bộ của Nhà máy trao đổi kinh nghiệm cũng như phát huy sự sáng tạo trong lao động, của đội ngũ cán bộ trong Nhà máy.

3.2.4. Tổ chức giám sát và điều chỉnh hệ thống kênh phân phối

Chỉ có thông qua việc tập trung quản lý vào một bộ phận thì hệ thống kênh phân phối mới được theo dõi và điều chỉnh thường xuyên phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Với thị trường Nhà máy hoạt động kinh doanh trên các tỉnh thành chia thành các vùng thị trường theo địa lý và

Trường ĐHKT & QTKD

giao thông. Tại Nhà máy, bộ phận thị trường của phòng kinh doanh phối hợp chặt chẽ việc quản lý hệ thống kênh phân phối, song hoạt động của họ chưa thực sự có hiệu quả, do đó thực trạng hoạt động của hệ thống kênh trong thời gian qua đã không phát huy hết sức mạnh của mình. Hơn nữa còn một số vấn đề tồn đọng trong hệ thống kênh như: Mâu thuẫn giữa các kênh, các bộ phận trong kênh trong việc phân phối sản phẩm ra thị trường, tình trạng thiếu hàng hoá, việc phản ứng chậm của hệ thống trước các đối thủ cạnh tranh, một số thị trường bị thu hẹp hoặc khai thác chưa hiệu quả, mức độ liên kết giữa các kênh,…chưa được theo dõi một cách tập trung và có hệ thống.

Sự cạnh tranh trên thị trường thức ăn chăn nuôi hiện nay và trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự tập trung thống nhất trong việc quản lý và điều hành hệ thống kênh phân phối.

Như vậy, hoàn thiện bộ phận thiết kế và vận hành hệ thống kênh phân phối là một điều cấp thiết. Ban quản lý hệ thống phân phối cần đặt trọng tâm vào việc thiết kế, giám sát và điều chỉnh hệ thống kênh phân phối.

Đối với việc thiết kế, kiểm tra và điều chỉnh hệ thống kênh thì ban quản lý có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Giám sát và thực hiện các hoạt động điều chỉnh của hệ thống phân phối cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Đánh giá hiệu quả của từng kênh phân phối để xác định kênh trọng tâm phù hợp với từng nhóm khách hàng.

- Xây dựng hệ thống thông tin xuyên suốt trong hệ thống kênh phân phối để có thể thu thập các thông tin thị trường, cách thức tổ chức phân phối và các chính sách của đối thủ cạnh tranh.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích các bộ phận thuộc kênh phân phối tạo ra môi trường cạnh tranh với các tiêu thức khách quan bình đẳng.

- Phối hợp với các phòng ban để chỉ dạo công tác quy hoạch nhằm mở rộng thị trường vào các khu vực có tiềm năng.

Trường ĐHKT & QTKD

KẾT LUẬN

Vấn đề xây dựng và quản lý hệ thống kênh phân phối là một hoạt động hết sức quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường. Trong xu thế hội nhập và quốc tế hoá như hiện nay thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết vì khi tham gia vào môi trường kinh doanh và khu vực thì sự cạnh tranh sẽ cực kỳ gay gắt, khi ấy doanh nghiệp nào có hệ thống kênh phân phối mạnh hơn sẽ là người chiến thắng. Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp TOFEEDS trong những năm hoạt động vừa qua đã nỗ lực vươn lên và đã đạt được một số thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác xây dựng và quản lý hệ thống kênh phân phối nói riêng. Tuy nhiên do là một Nhà máy mới, quy mô chưa lớn nên khó tránh khỏi còn những hạn chế thiếu sót, những khó khăn vướng mắc cần phải cố gắng tìm tòi hơn nữa để khắc phục, đáp ứng được sự phát triển của thị trường và của nền kinh tế đất nước.

Mục tiêu của khoá luận này là phân tích tình hình xây dựng và quản lý hệ thống kênh phân phối tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp TOFEEDS. Từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cái làm được và chưa làm được của Nhà máy để đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Nhà máy hoàn thiện hơn nữa trong hệ thống kênh phân phối.

Do thời gian có hạn và sự thiếu kinh nghiệm nên Khoá luận vẫn còn nhiều khiếm khuyết, mong muốn rằng sẽ nhận được sự đóng góp phê bình của thầy cô, bạn bè và các cán bộ của Nhà máy để bài viết được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành bài viết này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Nhà máy và đặc biệt là sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Th.s Võ Thy Trang. Em xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó.

Một phần của tài liệu Mot so giai phap nham hoan thien he thong kênh phân phối của Dabaco (Trang 71 - 74)