CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BẢO TÀNG VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán các khoản chi đơn vị hành chính sự nghiệp tại bảo tàng vĩnh long (Trang 31)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

3.2.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BẢO TÀNG VĨNH LONG

3.2.1. Chức năng của bảo tàng Vĩnh Long

Phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Bên cạnh đó Bảo tàng Vĩnh Long còn có chức năng quản lý trực tiếp nhà Truyền thống tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long và quản lý, hướng dẫn về mặt chuyên môn đối với các nhà Truyền thống huyện, xã.

3.2.2. Nhiệm vụ của bảo tàng Vĩnh Long

Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật;

Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ xã hội;

Quản lý cơ sở vật chất và thuyết bị kỹ thuật;

Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ĐƠN VỊ

Hình 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

(Nguồn: Bảo tàng Vĩnh Long)

3.4. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY

Giám đốc: Phụ trách chung, tổ chức, hành chính, tài vụ.

Phó giám đốc: Giúp đỡ giám đốc và chịu trách nhiệm trước cấp trên thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc vắng mặt.

Phòng hành chính quản trị: Phụ trách công tác kế toán, văn thư, lưu trữ, bảo vệ, quản lý tài sản, chăm sóc hoa kiểng và hổ trợ các hoạt động cho công tác nghiệp vụ, tham mưu Ban Giám đốc về hành chính, quản trị, xây dựng kế hoạch, báo cáo, sơ tổng kết hàng năm.

Phòng nghiên cứu, sưu tầm, phong trào: Nghiên cứu lập đề cương tư liệu, đề cương sưu tầm, tổ chức sưu tầm tư liệu hiện vật, hình ảnh bổ sung kho cơ sở,

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH – QUẢN TRỊ PHÒNG NGHIÊN CỨU, SƯU TẰM PHONG TRÀO PHÒNG KIỂM KÊ, BẢO QUẢN PHÒNG TRƯNG BÀY TUYÊN TRUYỀN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRUYỀN THỐNG ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG

hổ trợ công tác nghiệp vụ cho các Nhà Truyền thống huyện, xã, lập hồ sơ khoa học hiện vật sưu tầm. Tổ chức các sự kiện, hoạt động chuyên môn tại bảo tàng và cơ sở (trưng bày lưu động, tổ chức hội thảo...).

Phòng kiểm kê bảo quản: Tổ chức kiểm kê, phân loại, lập biên mục quản lý tư liệu, hiện vật trên hệ thống máy vi tính, thực hiện sổ sách trên quy định, xây dựng các sưu tập hiện vật hoàn chỉnh cho bảo tàng, tổ chức kiểm kê cổ vật trên địa bàn tỉnh. Đánh số phân loại kiểm kê hiện vật, bảo quản các đối tượng hiện vật theo các chất liệu tại bảo tàng.

Phòng trưng bày tuyên truyền: Tổ chức xây dựng đề cương, maket, mỹ thuật, danh mục hiện vật – tư liệu các chuyên đề trưng bày, tổ chức trưng bày, trình diễn các đối tượng di sản văn hóa phi vật thể (Làng nghề truyền thống, đàn ca tài tử, lễ Giỗ tổ Hùng Vương....), tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, thuyết minh các đối tượng khách tham quan, thực hiện các biện pháp tuyên truyền khác: In tài liệu, ấn phẩm, cataloge tuyên truyền hoạt động trưng bày bảo tàng.

Hội đồng khoa học: Tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ có chức năng thẩm tra, xét duyệt nội dung các hồ sơ, đề tài, đề cương …Giám định giá trị nội dung, giá trị kinh tế các đối tượng hiện vật, cổ vật sưu tằm, trao đổi và phát hiện.

Chức năng kế toán: Đơn vị này gồm có kế toán trưởng và thủ quỹ.

+ Phụ trách chung bộ phận kế toán giúp giám đốc lập kế hoạch theo dõi chi ngân sách theo báo cáo quyết toán quỹ năm. Phụ trách công tác ngân sách cho đơn vị, kiểm tra và theo dõi quyết toán, theo dõi việc thu chi của đơn vị – chi trực tiếp giao dịch với kho bạc nhà nước, báo cáo vào sổ thu chi ngân sách tổng hợp, báo cáo thu chi ngân sách hàng tháng khoá sổ hàng năm.

+ Bên cạnh đó thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chức năng của thủ quỹ mà Nhà nước quy định giúp kế toán chi theo dõi dự toán kinh phí của đơn vị.

Nhiệm vụ kế toán:

Kế toán ở đơn vị có nhiệm vụ lập đầy đủ dự toán xin kinh phí duy trì hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao trao đổi việc sử dụng và chấp nhận kinh phí ở đơn vị. Cụ thể kế toán phải tiến hành:

+ Tổ chức ghi chép các khoản chi của đơn vị đúng nội dung dự toán đã được phê duyệt theo đúng quy định.

+Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu chi kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản chi theo quy định.

+ Cung cấp số liệu về tình hình chi làm cơ sở lập dự toán chi sau này, xây dựng định mức chi tiêu, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí, vốn quỹ ở đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5. HÌNH THỨC KẾ TOÁN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

Hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng là hình thức kế toán nhật ký chung.

* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

Sổ Cái;

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu số liệu cuối tháng

Hình 6: Hình thức kế toán nhật ký chung

(Nguồn: Bảo tàng Vĩnh Long)

3.6. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRIỂN

3.6.1. Thuận lợi

Bảo tàng rất chú trọng đến việc đa dạng hóa hoạt động và nâng cao chất lượng của mình, tích cực tổ chức các hoạt động trưng bày theo chủ đề, hoạt động bảo tồn và trình diễn về hoạt động văn hóa các dân tộc. Bên cạnh trưng bày trong

SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT TK 661 CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI TK 661 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI

nhà và ngoài trời, bảo tàng còn tổ chức thường xuyên các hoạt động chuyên đề, trình diễn phóng khám phá tạo nên sức thu hút mới đối với du khách, làm cho hình ảnh của bảo tàng không trở nên nhàm chán trong con mắt của họ.

Hiện vật trưng bày của bảo tàng rất phong phú và gần gũi với cuộc sống. Các hiện vật của bảo tàng không phải chỉ là những cổ vật đắt tiền mà chủ yếu bao gồm những thứ rất bình dị trong cuộc sống hàng ngày giúp cho du khách dễ tiếp cận và có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của nét văn hóa mang vẻ đẹp truyền thống mà bình dị trong đời thường.

Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên bảo tàng cũng được coi như một thế mạnh bởi hầu hết họ đều có trình độ đại học trở lên. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên của bảo tàng có thể hướng dẫn cho du khách du lịch quốc tế bằng tiếng Anh và Pháp.

Riêng về kế toán đơn vị áp dụng, về trình tự kế toán, hạch toán và phương pháp ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kế toán vào nhật ký chung từ khâu lập dự toán đến khâu báo cáo tài chính. Thuận tiện đối chiếu kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, tiện cho việc sử dụng.

3.6.2. Khó khăn

Mặc dù đã có một số hoạt động trưng bày chuyên đề song hiện vật trưng bày của bảo tàng chưa thể làm cho du khách thấy được quá trình hình thành, phát triển của các tộc người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Riêng về hình thức kế toán đơn vị áp dụng là nhật ký chung một số nghiệp vụ bị trùng lập do vậy cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng mới ghi vào sổ cái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6.3. Phƣơng hƣớng phát triển

Xây dựng các bộ sưu tập theo từng dân tộc và chuyên đề nhằm vừa bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, làm giàu cho vốn hiện vật của bảo tàng, phục vụ thiết thực cho các cuộc trưng bày thường xuyên và trưng bày chuyên đề.

Có chiến lược thường xuyên tổ chức trưng bày chuyền đề và lưu động. Gắn các trưng bày chuyên đề cập nhật với những vấn đề cấp bách về văn hóa, xã hội, kinh tế hay môi trường sinh thái cuộc sống đang đặt ra từng ngày.

Lựa chọn cho mình các đối tác thích hợp, có đủ uy tín, khả năng thực hiện chương trình với chất lượng cao để phục vụ nhu cầu, mục đích đặt ra một cách hiệu quả nhất.

Tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống trưng bày ngoài trời là nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của bảo tàng.

Nghiên cứu và tổ chức hệ thống kiểm kê, bảo quản và phục chế hiện vật văn hóa của dân tộc ở trình độ tiên tiến hiện đại. Không ngừng đổi mới phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu dân tộc và bảo tàng học, bảo quản và trưng bày trong bảo quản.

Về đơn vị kế toán cần đưa ra hình thức kế toán hợp lý để đơn vị áp dụng dễ dàng ví dụ như hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KHOẢN CHI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI BẢO TÀNG VĨNH LONG 4.1. HOẠCH TOÁN KẾ TOÁN KHOẢN CHI SỰ NGHIỆP TẠI BẢO TÀNG VĨNH LONG NĂM 2012

4.1.1. Công tác lập dự toán

4.1.1.1. Công tác lập dự toán năm

Lập dự toán là một khâu quan trọng không thể thiếu được của công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chi tiêu đúng mục đích. Dự toán còn là căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt nội dung chi thường xuyên cho đơn vị đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

a. Căn cứ lập dự toán năm:

Hàng năm vào cuối quý III (tháng 9), kế toán tiến hành công tác lập dự toán căn cứ vào các nội dung sau:

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao năm kế hoạch.

Căn cứ vào tiêu chuẩn định mức do Nhà nước quy định.

Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán chi năm báo cáo được xem xét và phê duyệt.

Dự toán năm kế hoạch được lập theo nội dung chi quy định trong mục lục ngân sách.

b. Các bước lập dự toán năm.

Giao dự toán.

Phân bổ dự toán.

Quyết toán.

4.1.1.2. Công tác lập dự toán quý

Trên cơ sở dự toán năm đã được phê duyệt (hàng quý, hàng tháng, cuối quý trước) phải lập dự toán quý sau để bảo đảm cho việc chi tiêu hợp lý, kịp thời.

a. Căn cứ lập dự toán quý.

Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị.

b. Cách lập dự toán quý.

Dự toán quý lập theo nội dung các mục lục chi theo mục lục ngân sách và chi theo tháng, đơn vị lập dự toán quý xong gửi lên cấp trên có thẩm quyền kho bạc Nhà nước (KBNN) để làm căn cứ cho việc cấp phát và quản lý chi tiêu của đơn vị.

(Trích dự toán chi Ngân sách năm 2012.)

Bảng 1: DỰ TOÁN KINH PHÍ NĂM 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: Nghìn đồng

Mục Tên mục Tổng số Chia ra quý

I II III IV 6001 Tiền lương 883.230 220.807 220.807 220.807 220.807 6101 Phụ cấp lương 83.042 20.761 20.761 20.761 20.761 6300 Các khoản đóng góp 228.187 57.047 57.047 57.047 57.047 6500 Thanh toán DVCC 271.927 67.982 67.982 67.982 67.982 6550 Vật tư văn phòng 50.982 12.745 12.745 12.745 12.745 6600 Thông tin liên lạc 29.691 7.423 7.423 7.423 7.423 6600 Công tác phí 46..303 11.576 11.576 11.576 11.576 7000 Nghiệp vụ C.Môn 273.817 69.454 67.454 69.454 67.454

7750 Chi khác 100.879 25.220 25.220 25.220 25.220

Cộng 1.968.059 493.015 491.015 493.015 491.015

(Nguồn: Thu thập tại bảo tàng Vĩnh Long)

Sau khi dự toán kinh phí năm được duyệt, kế toán tiến hành đăng ký nhu cầu cho từng quý.

Bảng 2: DỰ TOÁN KINH PHÍ QUÝ NĂM 2012 ĐVT: Nghìn đồng Mục Tên mục Tổng số Chi ra tháng Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 6001 Tiền lương 220.807 73.602 73.602 73.602 6101 Phụ cấp lương 20.761 6.920 6.920 6.920 6300 Các khoản đóng góp 57.047 19.016 19.016 19.016 6500 Thanh toán DVCC 67.982 20.661 20.661 26.661 6550 Vật tư văn phòng 12.745 4.248 4.248 4.248

6600 Thông tin liên lạc 7.423 2.500 2.400 2.523

6600 Công tác phí 11.576 3.859 3.586 3.586

7000 Nghiệp vụ chuyên môn 67.454 20.468 23.766 23.221

7750 Chi khác 25.220 8.405 8.407 8.409

Cộng 490.469 159.678 162.605 168.185

(Nguồn: Thu thập tại bảo tàng Vĩnh Long)

4.1.2. Loại chứng từ kế toán sử dụng 4.1.2.1. Chi hoạt động 4.1.2.1. Chi hoạt động

a/ Đặc điểm

Chi hoạt động là những hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể quyền lực gồm hai nhóm:

Thứ nhất: Nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước. Đó là các cơ quan đại diện cho Nhà nước thực thi quyền hạn có liên quan đến việc xuất quỹ NSNN cho các mục tiêu đã được phê duyệt. Nhóm chủ thể này gồm Bộ tài chính, Sở tài chính – vật giá thành, thành phố trực thuộc trung ương, phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố, sở kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước.

Thứ hai: Nhóm chủ thể sử dụng NSNN. Đây là nhóm chủ thể được hưởng kinh phí từ NSNN để trang trải các chi phí trong quá trình thực hiện hoạt động của mình. Nhóm chủ thể này rất đa dạng nhưng có thể phân thành ba loại chủ yếu

gồm: Các cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Các đơn vị, kể cả đơn vị sự nghiệp có thu.

b/Loại chứng từ kế toán sử dụng

Các chứng từ kế toán đơn vị sử dụng như:

Hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, Internet hàng tháng.

Bảng thanh toán lương, bảng kê tính trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ.

Và các chứng từ khác có liên quan….

4.1.2.2. Chi dự án

a/ Đặc điểm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán các khoản chi đơn vị hành chính sự nghiệp tại bảo tàng vĩnh long (Trang 31)