PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán các khoản chi đơn vị hành chính sự nghiệp tại bảo tàng vĩnh long (Trang 25)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ các biểu bảng của đơn vị bảo tàng Vĩnh Long như sau:

Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng trong năm 2012

 Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động, dự án năm 2012

Tổng hợp tình hình kinh phí dự án năm 2012

Tổng hợp các thông tin từ sách báo, tạp chí, bản tin nội bộ của bảo tàng, số liệu thu thập từ việc tiếp xúc trực tiếp, trao đổi với kế toán nhằm hiểu rõ hơn về việc hoạch toán kế toán.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Thống kê, so sánh, các số liệu của những năm trước để đưa ra kết luận.

Phương pháp thống kê là tổng hợp phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu. Thống kê mô tả sử dụng phương pháp lập bảng và các phương pháp tổng hợp số liệu nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thông tin cần tìm hiểu.

Phương pháp so sánh là phương pháp để xem xét, đối chiếu các số liệu của năm này so với năm trước để thấy được hơn kém như thế và đưa ra giải pháp nhất định.

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

X = X1 – X0 Trong đó:

X0: Chỉ tiêu năm trước X1: Chỉ tiêu năm sau

X: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu.

X0: Chỉ tiêu năm trước X1: Chỉ tiêu năm sau

X: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.

Phương pháp này dùng để là rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Phương pháp hạch toán:

+ Phương pháp tập hợp chứng từ là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự bằng giấy tờ theo mẫu quy định, theo thời điểm và địa điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để làm cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ kế toán. Phương pháp này được thực hiện kiểm tra nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị một cách thường xuyên liên tục, nó là giai đoạn đầu tiền của công tác kế toán.

+ Lập chứng từ kế toán:

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán.

Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu.

Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

X = ( )*100

X0

Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán.

Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.

Lưu đồ quá trình luân chuyển chứng từ:

Hình 4: Quy trình luân chuyển chứng từ

(Nguồn: Bảo tàng Vĩnh Long)

+ Ghi sổ tổng hợp và chi tiết:

Ghi sổ tổng hợp bao gồm sổ nhật ký và sổ cái.

Sổ Nhật ký dùng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.

Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

Phòng hành chính Tập hợp các chứng từ

chung

Viết hóa đơn Thủ quỹ

Kế toán Ký duyệt

Giám đốc

Vào sổ và lưu trữ Vào sổ và lưu trữ chứng từ

 Ngày, tháng ghi sổ.

 Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.  Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

 Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:  Ngày, tháng ghi sổ.

 Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.  Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

 Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.

Ghi sổ chi tiết bao gồm sổ thẻ kế toán chi tiết.

Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.

Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

+ Lập báo cáo khoản chi: Từ các thông tin số liệu thu thập đã có tiến hành đưa ra báo cáo chi tiết về các khoản chi theo từng nguồn kinh phí... sau đó tiến hành phân tích để kết luận và giải pháp phù hợp với vấn đề nghiên cứu để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ BẢO TÀNG VĨNH LONG 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐƠN VỊ

3.1.1. Lịch sử hình thành bảo tàng Vĩnh Long

Bảo tàng Vĩnh Long được hình thành năm 1976 trực thuộc Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Cửu Long. Sau khi tỉnh Cửu Long được tách thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Bảo tàng Vĩnh Long được thành lập theo quyết định số 716/QĐ.UBT ngày 6 tháng 9 năm 1993 với chức năng nghiên cứu, giáo dục phổ biến kiến thức khoa học thông qua các hoạt động: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày tuyên truyền phát huy tác dụng các duy sản văn hóa về lịch sử tự nhiên và xã hội phù hợp với từng loại hình, tính chất, nội dung của bảo tàng nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham gia và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Buổi đầu, Bảo tàng Vĩnh Long hình thành trên cơ sở tiếp thu dinh Tỉnh trưởng của 2 thời kỳ Pháp và Mỹ với tổng diện tích hơn 13.000m2

nằm ven sông Cổ chiên.

Tháng 9 năm 1999, Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận cho phép đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu phát triển Bảo tàng Vĩnh Long. Từ đó, tổ chức hoạt động của bảo tàng ngày càng đi vào chuyên môn hóa, hoạt động phong phú và đa dạng hơn. Bảo tàng Vĩnh Long từng bước được cải tạo và xây dựng khá hoàn chỉnh, khánh thành vào ngày 01/02/2005.

Sau khi được đầu tư nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất, Bảo tàng Vĩnh Long gồm các hạng mục như:

Nhà trưng bày truyền thống Lịch sử - cách mạng: Có diện tích 844m2: gồm các chuyên đề:

Danh nhân và những người con ưu tứu Vĩnh Long:

+ Danh nhân: Gồm các phòng trưng bày một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Cố Giáo sư Viện sĩ Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, Cố phó Chủ tịch Quốc hội Phan Văn Đáng.

+ Những con người ưu tứu Vĩnh Long: Trưng bày về Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long từ năm 1930 đến nay, Bà mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh Vĩnh Long.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vĩnh Long anh hùng

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp – Mỹ (1930-1975)

Nhà trưng bày Văn hóa các dân tộc: Có diện tích 738m2, gồm các chuyên đề:

Văn hóa dân tộc: Kinh – Hoa – Khmer tỉnh Vĩnh Long.

Lịch sử tự nhiên vùng đất Vĩnh Long.

Nhà cổ, có diện tích 193m2, nơi thời Quốc tổ và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Nhà trưng bày chuyên đề: Có diện tích 486m2, gồm các chuyên đề:

Vĩnh Long xây dựng và phát triển (1975-đến nay)

Phòng trưng bày chuyên đề: Trưng bày các chuyên đề phục vụ các ngày lễ lớn.

Di tích hầm tử thủ

Nhà trưng hiện vật ngoài trời như: Máy bay, xe tăng, súng cối. Di tích khám lớn Vĩnh Long, diện tích 1224,3 m2

* Về hoạt động cả bảo tàng Vĩnh Long: Bảo tàng Vĩnh Long tổ chức hoạt động chủ yếu tập trung các mặt như sau:

Nghiệp vụ công tác bảo tàng: Tổ chức nghiên cứu thực hiện các công trình, xây dựng đề cương tư liệu, sưu tầm hiện vật để trưng bày để tuyên truyền, thuyết minh, ....

Hiện nay, công tác trưng bày của Bảo tàng Vĩnh Long được thực hiện theo hình thức, trưng bày chuyên đề cố định ở các phòng tại Bảo tàng và trưng bày triển lãm lưu động nội dung chuyên đề theo yêu cầu của các địa phương. Bên cạnh đó còn hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà truyền thống huyện chuyên ngành trong tỉnh, tham gia với các cơ quan hữu quan tổ chức hội thảo, xuất bản các chuyên đề tư liệu có liên quan.

Tổ chức tác nghiệp kho bảo quản hiện vật gốc: Viện tổ chức bảo quản các hiện vật gốc sưu tầm được rất quan trọng, bởi bản thân các hiện vật này đã mang tính thời gian dài tồn tại trong nhân gian. Tính đến thời điểm năm 2009, kho cơ sở lưu trữ trên 16.000 đơn vị tư liệu hiện vật.

Nghiệp vụ công tác bảo tồn: Với chức năng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Đối tượng hoạt động của bảo tồn là các di tích. Trong đó, tổ chức kiểm kê, nghiên cứu lập hồ sơ để xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, tham mưu trùng tu, bảo quản để phát huy giá trị di tích.

Về kiểm kê di tích, theo số liệu thống kê 1995 và một số di tích mới được nhân dân khôi phục hiện nay, Vĩnh Long có hơn 450 di tích lớn nhỏ trong tỉnh. Trong đó công tác nghiên cứu lập hồ sơ để xếp hạng di tích, tính đến nay có 9 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó phòng Bảo tồn còn làm tham mưu đề xuất công tác trùng tu bảo quản và phát huy giá trị di tích.

Bên quản lý nghiệp vụ Bảo tồn – bảo tàng theo tính chất khảo cứu địa phương, hiện nay Bảo tàng Vĩnh Long còn quản lý hai di tích lịch sử văn hóa:

Khu tưởng niệm Cố chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng 3,2 hécta.

Khu di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang 5,2 hécta.

Bảo tàng Vĩnh Long và các di tích như khu tưởng niệm Phạm Hùng, khu di tích Cái Ngang hằng năm đón hàng chục ngàn khách tham quan, nghiên cứu và học tập.

3.1.2. Nguồn kinh phí cấp

Bảo tàng duy trì mỗi hoạt động bằng nguồn kinh phí Nhà nước cấp dựa vào dự toán hàng năm, hàng quý, hàng tháng.

3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BẢO TÀNG VĨNH LONG 3.2.1. Chức năng của bảo tàng Vĩnh Long 3.2.1. Chức năng của bảo tàng Vĩnh Long

Phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Bên cạnh đó Bảo tàng Vĩnh Long còn có chức năng quản lý trực tiếp nhà Truyền thống tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long và quản lý, hướng dẫn về mặt chuyên môn đối với các nhà Truyền thống huyện, xã.

3.2.2. Nhiệm vụ của bảo tàng Vĩnh Long

Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật;

Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ xã hội;

Quản lý cơ sở vật chất và thuyết bị kỹ thuật;

Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ĐƠN VỊ

Hình 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

(Nguồn: Bảo tàng Vĩnh Long)

3.4. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY

Giám đốc: Phụ trách chung, tổ chức, hành chính, tài vụ.

Phó giám đốc: Giúp đỡ giám đốc và chịu trách nhiệm trước cấp trên thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc vắng mặt.

Phòng hành chính quản trị: Phụ trách công tác kế toán, văn thư, lưu trữ, bảo vệ, quản lý tài sản, chăm sóc hoa kiểng và hổ trợ các hoạt động cho công tác nghiệp vụ, tham mưu Ban Giám đốc về hành chính, quản trị, xây dựng kế hoạch, báo cáo, sơ tổng kết hàng năm.

Phòng nghiên cứu, sưu tầm, phong trào: Nghiên cứu lập đề cương tư liệu, đề cương sưu tầm, tổ chức sưu tầm tư liệu hiện vật, hình ảnh bổ sung kho cơ sở,

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH – QUẢN TRỊ PHÒNG NGHIÊN CỨU, SƯU TẰM PHONG TRÀO PHÒNG KIỂM KÊ, BẢO QUẢN PHÒNG TRƯNG BÀY TUYÊN TRUYỀN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRUYỀN THỐNG ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG

hổ trợ công tác nghiệp vụ cho các Nhà Truyền thống huyện, xã, lập hồ sơ khoa học hiện vật sưu tầm. Tổ chức các sự kiện, hoạt động chuyên môn tại bảo tàng và cơ sở (trưng bày lưu động, tổ chức hội thảo...).

Phòng kiểm kê bảo quản: Tổ chức kiểm kê, phân loại, lập biên mục quản lý tư liệu, hiện vật trên hệ thống máy vi tính, thực hiện sổ sách trên quy định, xây dựng các sưu tập hiện vật hoàn chỉnh cho bảo tàng, tổ chức kiểm kê cổ vật trên địa bàn tỉnh. Đánh số phân loại kiểm kê hiện vật, bảo quản các đối tượng hiện vật theo các chất liệu tại bảo tàng.

Phòng trưng bày tuyên truyền: Tổ chức xây dựng đề cương, maket, mỹ thuật, danh mục hiện vật – tư liệu các chuyên đề trưng bày, tổ chức trưng bày,

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp kế toán các khoản chi đơn vị hành chính sự nghiệp tại bảo tàng vĩnh long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)