- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao
4. Thời điểm có hiệu lực của sự "ch ấp nhậ n"
Theo Khoản (2), sự chấp nhận có hiệu lực kể từ lúc nó được chuyển đến bên đề nghị (xem
Điều 1.9(2)). Vềđịnh nghĩa "truyền đạt đến" xem trong Điều 1.9(3). ởđây việc áp dụng nguyên tắc "nhận" thích hợp hơn nguyên tắc "gửi" là vì rủi ro về việc truyền đạt thông tin thường xảy ra đối với người nhận hơn là người đưa ra đề nghị, vì vậy, người đưa ra đề nghị có quyền lựa chọn phương pháp truyền đạt và phải biết rằng việc lựa chọn phương pháp truyền đạt của mình có thể có những rủi ro hoặc chậm trễ nào, và anh ta là người có khả năng nhất bảo đảm cho việc truyền đạt thông tin
đến nơi nhận.
Trên nguyên tắc, việc chấp nhận bằng hành vi chỉ có hiệu lực khi người chấp nhận thông báo cho người đề nghị. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc thông báo chỉ cần thiết trong những trường hợp mà bản thân hành vi không chứng tỏ việc chấp nhận với người đề nghị sau một thời hạn hợp lý. Trong một số trường hợp chỉ cần hành vi cũng đủđể chứng minh cho lời chấp nhận hợp đồng, ví dụ như
khi tiến hành thanh toán giá tiền mua hàng, thì việc thông báo của Ngân hàng về việc chuyển tiền thanh toán cho bên đề nghị; cũng như khi vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không hoặc bằng các phương tiện vận tải khác, thì việc thông báo của người vận chuyển về chuyến hàng được chuyển đến cho bên đề nghị là đủđể nói lên sự chấp nhận hợp đồng của bên nhận được đề nghị.
Một ngoại lệ về nguyên tắc chung trong Khoản (2) được ghi rõ trong Khoản (3), nghĩa là khi "theo yêu cầu của bên đề nghị hoặc do những quy ước giữa hai bên hoặc theo tập quán, bên nhận
đề nghị có thể chấp nhận đề nghị bằng việc tiến hành thực hiện mà không cần thông báo cho bên
đề nghị". Trong những trường hợp như vậy, việc chấp nhận được xem như có hiệu lực vào thời
điểm công việc được thực hiện, bất luận bên đề nghị có nhận được thông báo ngay lúc đó hay chưa.
Ví dụ
3. A yêu cầu B lập một chương trình đặc biệt để truy cập dữ liệu cho một Ngân hàng. Không cần thông báo chấp nhận cho A, B bắt đầu lập trình và, sau khi đã hoàn tất, yêu cầu A thanh toán một khoản tiền đã được ghi rõ trong đơn đặt hàng của A. B không có quyền được thanh toán vì B chưa thông báo cho A về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của A.
4. Trường hợp tương tự như ví dụ 3, chỉ khác là trong đề nghị giao kết hợp đồng có thông báo là A sẽ vắng mặt trong vòng hai tuần, và nếu B có ý định chấp nhận thì B phải lập trình ngay lập tức để tiết kiệm thời gian. Khi này, hợp đồng đã được giao kết vì một khi B bắt đầu thực hiện, thậm chí nếu B quên không thông báo cho A ngay lúc này hay sau đó hai tuần thì cũng coi như giữa A và B đã giao kết hợp đồng.
Điều 2.6 tương ứng với Khoản (1), (2) phần đầu và Khoản (3) của Điều 18 CISG.
Điều 2.7
(Thời hạn chấp nhận)
Sự chấp nhận đề nghị cần phải được tiến hành trong thời hạn bên đề nghị ấn định, nếu thời hạn này không được ấn định, đề nghị giao kết phải được chấp nhận trong khoảng thời gian hợp lý tuỳ từng trường hợp, có xem xét đến tốc độ truyền tin mà bên đề nghị dùng. Đề nghị giao kết bằng miệng phải được chấp nhận ngay, trừ khi hoàn cảnh có yêu cầu khác.
BÌNH LUẬN
Về thời hạn chấp nhận đề nghị, Điều 2.7 tương ứng với Khoản (2) của Điều 18 CISG, theo
đó có sự phân biệt giữa đề nghị bằng miệng và bằng văn bản. Đề nghị bằng miệng cần phải được chấp nhận ngay lập tức khi hoàn cảnh có những yêu cầu khác. Đối với đề nghị bằng văn bản, điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc đề nghịđó có ấn định một thời hạn cho việc chấp nhận hay không: nếu có, đề nghị cần được chấp nhận trong thời hạn đó, nếu không thì sự chấp nhận phải được truyền đạt đến bên đề nghị "trong một thời hạn hợp lý tuỳ từng trường hợp, có xét đến tốc độ thông tin giao dịch mà bên đề nghị dùng".
Cần lưu ý rằng các quy định được trình bày trong Điều 2.7 cũng áp dụng cho trường hợp của
Điều 2.6(3), khi bên nhận đề nghị có thể chấp nhận bằng cách tiến hành thực hiện mà không cần thông báo cho người đưa ra đề nghị: trong những trường hợp đó, hành vi thực hiện cần phải được tiến hành trong thời hạn được bên đề nghịấn định trước.
Để xác định thời điểm bắt đầu thời hạn do bên đề nghịđặt ra cho việc thực hiện, và tính toán những ngày nghỉ lễ có trong thời hạn đó, xem Điều 2.8; cũng như trường hợp chấp nhận trễ hoặc chậm trễ trong việc truyền tin, xem Điều 2.9.
Điều 2.8
(Chấp nhận đề nghị trong thời hạn quy định)
1. Đối với điện báo hoặc thư từ, thời hạn quy định cho sự chấp nhận được tính từ khi bức điện báo được yêu cầu gửi đi hoặc ngày gửi thư hoặc, nếu trong đó không có ngày gửi