Một số ngoại lệ đối với quyền yêu cầu thực hiện

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS (Trang 99 - 100)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

3. Một số ngoại lệ đối với quyền yêu cầu thực hiện

a. Nghĩa vụ không thể thực hiện được

Một nghĩa vụ không thể thực hiện được trên thực tế hay theo luật thì không bị cưỡng chế

thực hiện (Mục (a)). Tuy nhiên, một "nghĩa vụ không thể thực hiện được" không làm vô hiệu hợp

đồng: bên bị thiệt hại có thể tiến hành các biện pháp xử lý khác. Xem Điều 3.3 và Điều 7.1.7 (4). Trong các cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp phép cho việc thực hiện hợp đồng, gây tác

động đến hiệu lực của hợp đồng, dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu (xem Điều 6.1.17 (1) ), thì không thể

bắt buộc thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu việc từ chối cấp phép làm cho nghĩa vụ không thể thực hiện được, thì chúng cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng (xem Điều 6.1.17 (2) ), lúc

đó Mục (a) của Điều 7.2.2 bên bị thiệt hại cũng không thể yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

b. Chi phí bất hợp lý

Trong các trường hợp ngoại lệ, cụ thể là khi hoàn cảnh thay đổi đáng kể sau khi hợp đồng

được ký kết, thì việc thực hiện, mặc dù vẫn có thểđược, có thể trở nên quá bất lợi đến nỗi nó sẽđi ngược lại nguyên tắc chung về nghĩa vụ hợp tác của các bên trên tinh thần thiện chí và trung thực, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi (Điều 1.7) trong việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

Ví d

1.Do bão lớn, tàu chở dầu bị chìm, mặc dù có thể trục vớt tàu nhưng chi phí này quá lớn và vượt khỏi lợi nhuận mà chủ tàu có thể nhận được khi hoàn thành hợp đồng chuyên chở. Khi này chủ tàu không bị buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Xem Điều 7.2.2 (b)

Ở các nước theo hệ thống luật Anglo – Saxon, toà án (chứ không phải các bên) có quyền giám sát lệnh buộc thực hiện một nghĩa vụ cụ thể khi thích hợp. Do đó, trong một số trường hợp,

đặc biệt là khi việc thực hiện có thể kéo dài trong một thời gian khá lâu, toà án tại các nước có thể

từ chối ra quyết định yêu cầu thực hiện một nghĩa vụ cụ thể, nếu việc giám sát thực hiện làm cho toà án phải chịu một gánh nặng bất hợp lý.

Các hậu quả khác có thể xảy ra do hoàn cảnh thay đổi được giải quyết tương tự như trong hoàn cảnh khó khăn, xem từĐiều 6.2.1.

c. Các nghĩa vụ có thể thay thếđược

Nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ là cùng loại, nghĩa là cùng một loại hàng hoá hoặc dịch vụ có thể có nhiều nhà cung cấp chào bán. Nếu một hợp đồng có đối tượng là các hàng hoá hoặc dịch vụ

như thế không được thực hiện, hầu hết các khách hàng không muốn mất thời gian yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ. Thay vì vậy, họ sẽ ra thị trường, mua các hàng hoá hoặc dịch vụ thay thế và yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại cho việc không thực hiện.

Trên quan điểm thực tế và có tính toán đến lợi ích kinh tế, Mục (c) loại trừ quyền yêu cầu thực hiện một nghĩa vụ cụ thể, bất kỳ khi nào bên có quyền có thể tiếp nhận một nghĩa vụ tương

đương từ một nguồn khác một cách hợp lý, bên đó có thể chấm dứt hợp đồng và ký kết một hợp

đồng thay thế. Xem Điều 7.4.5.

Từ "một cách hợp lý", chỉđơn thuần thể hiện việc bên có quyền có thể tiếp nhận nghĩa vụ từ

một nguồn khác, nhưng nó chưa đủđể trở thành ngoại lệ theo Điều 7.2.2; vì trong một số trường hợp bên bị thiệt hại có thể gặp nhiều khó khăn khi tìm nguồn cung ứng thay thế khác.

Ví d

2. A, ở một nước đang phát triển, nơi việc chuyển đổi ngoại tệ bị hạn chế, mua một chiếc máy từ B tại Tokyo. Theo hợp đồng, A thanh toán 100.000 USD cho B trước khi giao hàng. Sau đó

B không giao hàng. Mặc dù A có thể nhận được máy này từ một nguồn khác tại Nhật, việc để A phải tìm nguồn cung cấp thay thế khác sẽ không hợp lý, nếu tính đến sự khan hiếm ngoại tệ và tỉ

giá hối đoái quá cao tại nước mình. Do đó A có quyền yêu cầu B phải thực hiện việc giao chiếc máy.

d.Việc buộc thực hiện có ảnh hưởng đến quyền cá nhân

Khi việc thực hiện nghĩa vụ có tính tuyệt đối cá nhân, việc bắt buộc thực hiện sẽ can thiệp vào quyền nhân thân của bên có nghĩa vụ. Hơn nữa, việc bắt buộc thực hiện thường không đảm bảo chất lượng của công việc. Việc giám sát thực hiện có liên quan đến đời tư của cá nhân và có thể dẫn tới các khó khăn không thể nào khắc phục được, điều này thể hiện qua kinh nghiệm của nhiều nước, đã dồn cho toà án của họ loại trách nhiệm này. Vì thế, Mục (d) loại trừ sự bắt buộc thực hiện của một nghĩa vụ mang tính tuyệt đối cá nhân.

Cần hiểu chính xác đến ý nghĩa của cụm từ "tính tuyệt đối cá nhân". Xu hướng hiện nay là gắn ý tưởng này với việc thực hiện nghĩa vụ mang tính độc nhất. Ngoại lệ này không áp dụng khi các nghĩa vụđược một công ty giao kết thực hiện, hoặc các hoạt động thông thường của luật sư, bác sĩ hay kỹ sư nếu như các hoạt động này cũng có thểđược thực hiện bởi người khác với cùng vốn kiến thức được đào tạo và kinh nghiệm. Một nghĩa vụđược thực hiện mang tính tuyệt đối cá nhân, nếu nó không thể giao được cho người khác làm và việc thực hiện nghĩa vụđó đòi hỏi phải có những kỹ năng riêng biệt của một nghệ sĩ hoặc của một nhà khoa học, hoặc có liên quan đến một quan hệ riêng tư.

Ví d

3. Một công ty kiến trúc cam kết thiết kế một dãy 10 ngôi nhà riêng, nghĩa vụ này có thể bị

bắt buộc thực hiện vì công ty có thể giao phó nhiệm vụđó cho những đối tác hoặc kiến trúc sư khác thực hiện.

4. Ngược lại, cam kết của một kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới về việc thiết kế một toà thị

chính mới mang biểu tượng của một thành phố của thế kỷ 21 không thể bị bắt buộc, bởi vì nó có tính độc nhất và công việc này còn đòi hỏi một số kỹ năng đặc biệt.

Việc thực hiện các nghĩa vụ bất tác vi không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Mục (d).

e. Buộc thực hiện nghĩa vụ phải được đưa ra trong một thời hạn hợp lý

Thông thường việc thực hiện nghĩa vụ cần nhiều chuẩn bị và nỗ lực của bên có nghĩa vụ. Nếu thời hạn thực hiện đã qua, bên có quyền vẫn không yêu cầu thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý, bên có nghĩa vụ có quyền giảđịnh rằng họ không bị ép thực hiện. Nếu bên có quyền chậm đưa ra quyết định bên có nghĩa vụ có buộc phải thực hiện nghĩa vụ hay không, nếu thị trường biến đổi theo hướng bất lợi cho bên có nghĩa vụ, bên có quyền phải gánh chịu rủi ro do việc đưa ra quyết định chậm trễ của mình.

Vì thế, Mục (e) loại trừ quyền buộc thực hiện, nếu bên có quyền không yêu cầu thực hiện trong một thời hạn hợp lý, sau khi họđã hiểu rõ hậu quả của việc không thực hiện.

Điều 7.2.3

(Sửa chữa hoặc đổi vật)

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, quyền yêu cầu thực hiện bao gồm yêu cầu sửa chữa, yêu cầu đổi vật và khắc phục những khuyết tật của vật (Điều 7.2.1 và 7.2.2 cũng áp dụng trong trường hợp này).

BÌNH LUẬN

1. Quyền yêu cầu thực hiện khi thực hiện không đúng

Điều 7.2.3 áp dụng chung của Điều 7.2.1 và Điều 7.2.2 cho trường hợp thực hiện có sai sót. Cụ thể là, Điều 7.2.3 qui định quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bao gồm cả quyền của bên có quyền khi yêu cầu bên có nghĩa vụ xử lý những sai sót.

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)