Xác định tỷ giá hối đoái áp dụng.

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS (Trang 76 - 77)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

3. Xác định tỷ giá hối đoái áp dụng.

Khoản (3) và (4) đề cập đến vấn đề xác định tỷ giá hối đoái sẽđược chọn, khi việc thanh toán được thực hiện bằng đồng tiền tại nơi thanh toán, chứ không phải bằng đồng tiền được quy

định trong hợp đồng. Điều này có thể xảy ra khi bên có nghĩa vụ viện dẫn khoản (1), hoặc bên có quyền tuân theo các điều khoản của khoản (2).

Có hai giải pháp được chấp nhận một cách rộng rãi. Trong các trường hợp thông thường, tỷ

giá hối đoái là tỷ giá hiện hành tại thời điểm đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, nếu bên có nghĩa vụ vi phạm, bên có quyền được quyền chọn giữa tỷ giá hối đoái hiện hành tại thời điểm thanh toán đến hạn hoặc tỷ giá hối đoái tại thời điểm thanh toán thực tế.

Việc cho phép sử dụng hai tỷ giá hối đoái dựa trên một sự thật là có thể có nhiều tỷ giá hối

đoái được áp dụng tuỳ thuộc vào bản chất và thời điểm của việc thực hiện.

Ví dụ:

5. Các sự kiện giống như trong ví dụ 4. A chọn phương thức thanh toán bằng CHF cho số

tiền đáo hạn vào ngày 10 tháng 4, thực sựđược thanh toán vào ngày 15/9. Tỷ suất chuyển đổi vào ngày 10/4 là 2.0 CHF/USD. Vào ngày 15/9 tỷ suất này là 2,15CHF/USD. A có quyền áp dụng tỷ suất sau. Nếu USD giảm giá chứ không tăng giá. A sẽ chọn tỷ suất chuyển đổi áp dụng vào ngày 10/4 (tỷ suất có lợi nhất cho A).

Điều 6.1.10

(Đồng tiền thanh toán không được định trước)

Khi điều khoản thanh toán không quy định đồng tiền nào, bên có nghĩa vụ sẽ chi trả bằng đồng tiền của nơi thanh toán.

BÌNH LUẬN

Việc xác định đồng tiền thanh toán sẽ phát sinh vấn đềđặc biệt khi hợp đồng không ghi rõ

đồng tiền nào là đồng tiền thanh toán. Mặc dù các trường hợp như thế có thể không xảy ra thường xuyên, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại; Ví dụ một hợp đồng có thể quy định giá bán sẽ là "giá hiện hành", hoặc sẽđược bên thứ ba xác định, hoặc quy định rằng một số chi phí sẽ được bên này chuyển trả cho bên kia, không quy định cụ thể sẽ dùng đồng tiền nào khi đến hạn thanh toán.

Điều 6.1.10 không áp dụng trong việc xác định đồng tiền đểđánh giá thiệt hại. Vấn đề này

được đề cập Điều 7.4.12.

Ví dụ:

A, một khách hàng Hà Lan, chỉ thị cho B người môi giới của mình, mua cổ phiếu trên thị

trường chứng khoán Frankfurt. Nếu B thanh toán cho A bằng DEM (Mark Đức), sẽ nảy sinh vấn đề

A sẽ thanh toán lại cho B bằng DEM hoặc bằng NLG (Guilder Hà Lan)? Nếu A trả cho B tại Amsterdam, họ sẽđược phép trả bằng NLG.

Điều 6.1.11

(Chi phí thực hiện)

Mỗi bên sẽ chịu chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. BÌNH LUẬN

Việc thực hiện các nghĩa vụ thường phát sinh các chi phí dưới dạng khác nhau: phí vận chuyển trong giao nhận hàng hoá, phí ngân hàng trong chuyển ngân, phí trả cho việc xin giấy phép... Trên nguyên tắc các chi phí đó do bên thực hiện chịu.

Các bên dĩ nhiên có thể có các cách thu xếp khác nhau, và bên thực hiện có thể tính gộp các chi phí đó trước khi định giá. Quy định được đưa ra trong Điều 6.1.11 chỉ áp dụng khi các bên không có thoả thuận gì khác.

Điều 6.1.11 chỉ quy định ai phải chịu các chi phí này, chứ không quy định ai sẽ trả chúng. Thông thường, đó sẽ là cùng một bên, nhưng có thể có trường hợp ngược lại, ví dụ có nơi quy định một bên cụ thể sẽ chịu các khoản thuế trong việc thanh toán; Trong những trường hợp như thế, nếu người phải thanh toán khác với người phải chịu chi phí theo Điều 6.1.11, người sau phải hoàn trả lại cho người trước.

Ví dụ

A, một nhà tư vấn đồng ý gửi 5 chuyên gia đến thực hiện một cuộc kiểm toán công ty B. Hai bên không có gì nói về chi phí đi lại của các chuyên gia này và A không tính các chi phí này khi xác

định giá phí kiểm toán. A có thể không tựđộng cộng thêm các chi phí đi lại vào hoá đơn.

Điều 6.1.12

(Thứ tự thanh toán)

1. Bên có nghĩa vụ có quyền xác định vào thời điểm thanh toán thứ tự nghĩa vụđược thanh toán nếu phải thực hiện nhiều nghĩa vụ trả tiền với cùng một bên có quyền. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)