Những điều kiện liên quan đến bên nhầm lẫn

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS (Trang 45 - 46)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

3. Những điều kiện liên quan đến bên nhầm lẫn

Khoản (2) của Điều 3.5 đề cập đến hai trường hợp mà bên nhầm lẫn không thể huỷ bỏ hợp

đồng.

Trường hợp thứ nhất, được giải thích trong khoản (a), xảy ra khi việc nhầm lẫn là do bên nhầm lẫn bất cẩn gây ra.Trong trường hợp đó, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về lỗi của mình (violent non fit initial), sẽ không công bằng cho bên kia nếu cho phép bên nhầm lẫn được huỷ bỏ

hợp đồng.

Mục (b) dự liệu một trường hợp xảy ra khi bên kia bị nhầm lẫn đã chấp nhận chịu rủi ro về

nhầm lẫn hoặc khi bên đó phải gánh chịu sự rủi ro này. Một giảđịnh về rủi ro nhầm lẫn luôn luôn là

đặc tính của các hợp đồng đầu cơ. Một bên có thể luôn phải giao kết hợp đồng trong sự tin tưỏng vào việc tồn tại các sự kiện nào đó sẽ xảy ra đúng như mình dự định, tuy nhiên sự thật có thể sẽ

không diễn ra đúng như mình dựđịnh. Khi đó họ không có quyền huỷ bỏ hợp đồng vì nhầm lẫn.

Ví dụ

2. A bán cho B một bức tranh nổi tiếng theo trường phái ấn tượng của một hoạ sĩ vô danh theo giá thị trường của bức tranh. Sau đó người ta phát hiện ra rằng hoạ sĩ nổi tiếng D đã vẽ bức tranh này. A không thể huỷ bỏ hợp đồng với B do nhầm lẫn, vì thực sự bức tranh này chỉ thực sự

chỉ nổi tiếng nếu do C vẽ: ngầm chỉ ra có một sự rủi ro là bức tranh này có lẽđược vẽ bởi một hoạ

sĩ nổi tiếng hơn.

Đôi khi cả hai bên đều phải chấp nhận rủi ro. Ví dụ như những hợp đồng vềđầu cơ thường liên quan đến những mong muốn đối lập nhau về sự phát triển của thị trưòng trong tương lai, ví dụ

về giá cả và tỉ giá. Những hợp đồng không thể huỷ bỏ vì nhầm lẫn, trường hợp nhầm lẫn đã không tồn tại vào thơì điểm giao kết hợp đồng.

Điều 3.6

( Nhầm lẫn về cách diễn tả hoặc truyền đạt thông tin )

Lỗi trong cách diễn tả hoặc truyền tin về một tuyên bốđược xem như là nhầm lẫn của bên nêu ra tuyên bốđó.

BÌNH LUẬN

Điều 3.6 coi nhầm lẫn về cách diễn tả hoặc truyền tin về một tuyên bố tương tự với nhầm lẫn thông thường của người làm tuyên bốđó hoặc gửi nó và vì vậy Điều 3.5 và các Điều từĐiều 3.12

đến Điều 3.19 sẽ áp dụng cho kiểu nhầm lẫn này.

1. Nhầm lẫn chính đáng

Nếu việc sai sót về cách diễn tả hoặc truyền đạt thông tin là dễ nhận ra( đặc biệt khi nhầm lẫn về con số ) thì bên nhận thông tin sẽ phải nhận ra nhầm lẫn này.Vì không có một điều khoản nào trong PICC ngăn cấm người nhận hoặc bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng chấp nhận một đề

nghị sai lệch về nội dung hoặc về truyền tin, chỉ có người gửi hoặc bên gửi đề nghị giao kết hợp

đồng mới được phép viện dẫn nhầm lẫn này và huỷ bỏ hợp đồng.Tuy nhiên họ phải đáp ứng các

điều kiện trong Điều 3.5 cụ thể là người nhận hoặc bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng về nhầm lẫn thì họđã đi ngược lại với các tiêu chuẩn thương mại, về thiện chí, trung thực và không đáng

được bảo vệ quyền lợi hay cho phép vô hiệu hợp đồng.

Trong một vài trường hợp, rủi ro về nhầm lẫn có thểđược người gửi chấp nhận hoặc bắt phải gánh chịu, nếu người này sử dụng phương pháp truyền tin, mà anh ta biết mà lẽ ra phải biết là phương pháp không an toàn nói chung hoặc trong từng trường hợp cụ thể nói riêng .

Ví dụ

A là một khách hàng người Ý – yêu cầu B – một công ty luật của Anh tư vấn mỗi giờ là 150 GBP (bảng Anh), trong khi B ghi giá là " 250 GBP " từ bưu điện tại Anh. Vì ai cũng biết là những số

liệu trong điện tín thường bị viết nhầm, B bị xem nhưđã chấp nhận rủi ro này và không có quyền viện dẫn về nhầm lẫn trong việc truyền tin, thậm chí khi đã đáp ứng mọi điều kiện khác trong Điều 3.5.

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ- PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS (Trang 45 - 46)