Vai trò của nhà nước (chính quyền địa phương) trong quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư:

Một phần của tài liệu Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 65 - 66)

nước đối với dự án đầu tư:

1. Định hướng đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia dự án:

a. Nội dung:

+ Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, các đề tài dự án hay dự án. + Đề tài dự án là tên vấn đề cần giải quyết.

+ Tuyên truyền giới thiệu trong và ngoài nước các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch dự án nói trên.

b. Mục đích:

+ Đối với nhân dân trong nước chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, các đề tài có tính chất chương trình phát triển đất nước có tác dụng làm cơ sở cho toàn dân, cho các tổ chức, công dân, cho chính quyền địa phương có sáng kiến đầu tư, từ đó hình thanh các dự án cụ thể.

+ Riêng về danh mục đề tài đầu tư hay các dự án do nhà nước công bố co tác dụng như các nhu cầu của đất nước về đầu tư được công bố thông tin cho những ai có nguyện vọng, có tài tham gia đấu thầu để được thực hiện.

2. Xây dựng hệ thống pháp luật:

a. Những pháp luật và thể chế cần có cho quản lý nhà nước đối với các dự án: các hoạt động đầu tư có thể được điều chỉnh chung bằng hệ thồng pháp luật chung như: Luật Doanh nghiệp, Luật lao động, Luật tài nguyên - môi trường...Ngoài ra cần có qui phạm pháp luật chuyên biệt sau để vận dụng vào điều chỉnh hoạt động đầu tư:

+ Những qui định về phân cấp, phân công và thẩm quyền của các cấp trong việc thẩm định và phê chuẩn dự án.

b. Vai trò, tác dụng:

+ Đây là lĩnh vực liên quan nhiều đến quốc tế. Pháp luật là cơ sở để tao nên sự tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế.

+ Đây là lĩnh vực hoạt động rất cơ bản với sự nghiệp của 1 con người, 1 tổ chức. Do vậy, mọi nhà đầu tư đều rất thận trọng khi tiến hành hoạt động trọng đại này.

+ Hoạt động đầu tư là hoạt động có ảnh hưởng đến mọi mặt sức mạnh quốc gia. Do vậy nhà nước phải quản lý chặt chẽ, nghiêm minh hoạt động này.

3. Tiến hành thẩm định, cấp phép các dự án của công dân:

Trên cơ sơ định hướng chiến lược kế hoạch của nhà nước, các công dân và tổ chức công dân sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư. Vì nhà nước không bỏ vốn nên không quan tâm về mặt vốn nhưng nhà nước xuất phát từ lợi hại của các dự án của nhân dân mà quyết định cho hay không cho phép thực thi.

4. Giám sát công dân thực thi dự án:

Hoạt động giám sát được tiến hành trên tất cả các mặt mà nhà nước đã xem xét và phê chuẩn cho phép thực thi.

5. Phối hợp các dự án của nhà nước với hành động của công dân nhằmđồng bộ hóa dự án trên toàn quốc thành hệ thống. đồng bộ hóa dự án trên toàn quốc thành hệ thống.

Nguyên tắc chung là nhà nước chỉ làm những việc công dân không được làm, không làm được và không muốn làm để không xảy ra sự què quặt trong hoạt động xã hội.

Một phần của tài liệu Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w