Việt Nam:
Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là việc làm thường xuyên của nhà nước, bởi vì các đối tượng quản lý thường xuyên thay đổi, thay đổi chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và sự ra đời những loại hình doanh nghiệp mới, thay đổi quan hệ quốc tế của nước ta trên lĩnh vực kinh tế, thay đổi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hơn nữa, khoa học công nghệ không ngừng tiến bộ tạo ra những thành tựu mới cho phép ứng dụng vào thực tiễn quản lý và đòi hỏi nhà nước phải tổ chức lại bộ máy, phân công lại chức năng, nhiệm vụ quản lý trong nội bộ bộ máy, nâng cao trình độ công chức.
Tổ chức và hoạt động của chủ thể quản lý phải phù hợp với khách thể quản lý. Do vậy, khi đối tượng quản lý có sự thay đổi thì chủ thể quản lý cũng phải thay đổi
theo. Những đổi mới của đối tượng quản lý trong quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta trong thời gian qua đã có ảnh hưởng đến chủ thể quản lý là nhà nước trên các mặt sau:
+ Làm thay đổi vị trí của nhà nước đối với các doanh nghiệp. + Làm thay đổi chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế. + Làm thay đổi khối lượng công tác quản lý.
+ Làm thay đổi yêu cầu đối với các phương thức, phương pháp, biện pháp quản lý.
Do những thay đổi của đối tượng quản lý, công cuộc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế cần phải nhằm vào các phương diện và thay đổi chúng theo các hướng sau:
1. Đổi mới chức năng nhiệm vụ quản lý của nhà nước:
+ Nhà nước phải tập trung vào chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong kinh tế, coi đây là chức năng căn bản của quản lý nhà nước về kinh tế, như vậy với chức năng này trong nền kinh tế đa sở hữu, quản lý của nhà nước không còn là chủ sở hữu duy nhất của nền kinh tế, do vậy, dù muốn hay không nhà nước cũng không có quyền can thiệp vào nền kinh tế như 1 ông chủ mà chỉ có thể như 1 trọng tài, 1 nhạc trưởng đứng ngoài cuộc chơi để điều chỉnh người trong cuộc thực hiện cuộc chơi kinh tế sao cho hợp lý, hợp tình.
+ Nhà nước phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt chức năng hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế, coi đó là 1 trong những nét đặc thù của sự đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế so với trước thời kỳ đổi mới. Chức năng này chiếm 1 phần lớn công sức của nhà nước, là chức năng thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của nhà nước. Nhờ thực hiện tốt chức năng này mà nhà nước có uy tín với nhân dân, nền chính trị được ổn định.
+ Nhà nước cần ý thức chính xác và thực hiện đầy đủ chức năng đối với các doanh nghiệp nhà nước.
2. Đổi mới phương thức, biện pháp, công cụ quản lý: Nhà nước phải tăng
cường phương thức cưỡng chế, phải sử dụng phương thức kích thích, phải làm công tác thuyết phục với nội dung thiết thực, có chất lượng để có sức thuyết phục cao trước các đối tượng quản lý phức tạp mới không thể nhu nhược trong quản lý.
3. Đổi mới đội ngũ công chức: Khi đối tượng quản lý đổi mới, phương thức
quản lý cũng đổi mới buộc đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế cũng phải đổi mới. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế phải được hiện đại hoá trên các mặt sau:
+ Phải có bản lĩnh chính trị, kinh tế vững vàng, đủ sức tiếp nhận đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước, đủ sức tự lý giải cho mình và lý giải cho quần chúng, cho công dân mọi vấn đề phức tạp, tế nhị của tiến trình kinh tế của đất nước.
+ Phải có trình độ vững vàng về khoa học quản lý nhà nước về kinh tế để ứng phó với mọi thách thức của đối tượng quản lý, thích ứng được những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hoá quản lý kinh tế.
+ Phải vững vàng về thể lực để đủ sức chịu đựng mọi gian khó, nguy hiểm trong công vụ.
4. Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế: Việc đổi
mới tổ chức bộ máy này cần thực hiện trên cả 2 phương diện: Cơ cấu lại bộ máy và phân công lại chức năng, nhiệm vụ, chế độ vận hành của cả guồng máy. Bộ máy sinh ra là để làm nhiệm vụ quản lý, khi chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế đã thay đổi thì cơ cấu bộ máy nhà nước ta để quản lý nhà nước về kinh tế cần phải được đổi mới theo hướng sau:
+ Thực hiện tốt nguyên tắc "tập trung-dân chủ". + Tách quản lý nhà nước khỏi quản trị kinh doanh.
+ Kết hợp tốt quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ, tinh giảm đầu mối, xoá bỏ chồng chéo.
Chương II
Câu 14: Trình bày khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.