Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc.pdf (Trang 57 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Đặc điểm địa hình

Tam Đảo là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, có địa hình phức tap, xem kẽ giữa núi đồi và đồng ruộng, đất canh tác của huyện có địa hình cao. Ngọn núi Tam Đảo có độ cao trên 1.200 m và khu nghỉ mát Tam Đao có độ cao trên 800 m so với mực nƣớc biển.

Tổng diện tích của huyện đƣợc phân theo độ cao và độ dốc đƣợc thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân loại đất theo độ cao và theo độ dốc STT Độ cao (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Độ dốc (o) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 > 300m 4.318 18,3% >15 15.096 64,1% 2 100 - 300 9.015 38,2% 8-15 2.831 12,7% 3 < 100m 10.255 43,5% < 8 5.661 23,2% Tổng 23.588 100% 23.588 100%

2.1.2.2. Đất đai

Tam Đảo là một huyện miền núi, nên đất feralit chiếm một diện tích đáng kể, đây là điều kiện thuân lợi để trồng rừng, cây công nghiệp...

Căn cứ vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể phân chia diện tích đất đai của huyện Tam Đảo nhƣ sau:

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2008

STT Mục đích sử dụng Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 23.588 100,00%

1. Đất nông - lâm nghiệp 16.915 71,71%

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.021 23,77%

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.776 44,17% 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.245 55,83%

1.2 Đất lâm nghiệp 12.503 73,92%

1.2.1 Đất rừng sản xuất 3.661 29,28%

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.039 8,31%

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 7.803 62,41%

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 422 2,49%

2. Đất phi nông nghiệp 1.948 8,26%

3. Đất chƣa sử dụng 4.725 20,03%

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc, năm 2008

Trong tổng diện tích 23.588 ha đất tự nhiên của huyện thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 18,32%. Diện tích đất nông nghiệp của huyện Tam Đảo theo thống kê đến cuối năm 2008 là 4.321 ha và trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 48,04%.

Đất lâm nghiệp của huyện là 12.593 ha đƣợc chia ra các loại: Đất rừng sản xuất là 3.661 ha, đất rừng phòng hộ là 1.039 ha và đất rừng đặc dụng là 7.861 ha.

Có thể nói thông qua hiện trạng sử dụng đất ta thấy việc phát triển kinh tế của huyện vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó diện tích đất dành cho lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất là do đặc điểm địa hình của huyện tạo nên. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện bởi rừng là nơi dự trữ và cung cấp phần lớn nƣớc cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của toàn huyện và của bà con các dân tộc Tày, Sán Dìu trên các khu vực có địa hình khá cao mà hệ thống thủy lợi không thể cung cấp đƣợc nƣớc cho kịp thời vụ.

2.1.2.3. Khí hậu, thuỷ văn

Trên nền chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của cả nƣớc, khí hậu huyện Tam Đảo còn chịu ảnh hƣởng của độ cao địa hình.

Khí hậu chia làm 2 mùa rất rõ rệt. Mƣa tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 01, mùa nóng tập trung vào tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa là 170

C. Chế độ gió, hƣớng gió thịnh hành phân chia 2 mùa rõ rệt, gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2.

- Nhiệt độ trung bình năm: từ 21 - 23ºC - Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 28ºC - Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 15ºC - Lƣợng mƣa trung bình năm: 1.567mm/năm - Lƣợng mƣa hàng năm cao nhất là 2.157 mm, - Thấp nhất là 1.060 mm,

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 84%, độ ẩm cao nhất là 87%, thấp nhất là 67%.

+ Hệ thống thủy văn: Tam Đảo có điều kiện thuỷ văn không thuận lợi: huyện Tam Đảo có 2 đập chứa nƣớc lớn đó là hồ Xạ Hƣơng và hồ Làng Hà, ngoài ra còn có sông Phó Đáy nằm ở ranh giới 2 xã Đạo Trù và Bồ Lý huyện Lập Thạch, cùng với một số hồ ao chứa nƣớc nhỏ nằm rải rác ở các xã trong huyện. Đây là nguồn nƣớc chủ yếu cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Có thể nói huyện Tam Đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Huyện có diện tích rừng bao phủ trên 61% vừa có chức năng điều hoà khí hậu, cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời mở ra tiềm năng phát triển kinh tế khi huyện đã và đang giao đất, giao rừng cho ngƣời dân địa phƣơng quản lý.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc.pdf (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)