Thay đổi nhận thức về tài nguyên rừng và bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc.pdf (Trang 105 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.3. Thay đổi nhận thức về tài nguyên rừng và bảo vệ môi trƣờng

2.5.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của rừng

Khi tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của các nhóm hộ, chúng ta thu đƣợc kết quả 65,0% số hộ tham gia dự án và 66,7% số hộ không tham gia dự án (cao hơn cả nhóm hộ tham gia dự án) cho rằng rừng rất quan trọng đối với cuộc sống. Đánh giá rừng có vai trò ở mức độ quan trọng có 30,8% và 26,7% số hộ tham không tham gia dự án và tham gia dự án lựa chọn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các tỷ lệ đánh giá mức độ quan trọng của rừng đối với cuộc sống trên đây đƣợc trên đây của hai nhóm hộ đƣợc cho là không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 0,1. Bởi giá trị P- value chúng ta nhận đƣợc từ kiểm định Pearson - Chisquare là 0,785 cao hơn rất nhiều mức ý nghĩa 0,1 chúng ta đã lựa chọn. Tức là, không có sự chênh lệch về nhận thức trong việc đánh giá tầm quan trọng của rừng. Những hộ lựa chọn hai mức độ rất quan trọng và quan trọng ở cả hai nhóm hộ đều nhận thức đƣợc sự duy trì, tái tạo và bảo vệ rừng có mối quan hệ mật thiết với việc điều hoà khí hậu, môi trƣơng, nguồn nƣớc… Tỷ lệ % về nhận thức của ngƣời dân đánh giá mức độ quan trọng của rừng ở cả hai nhóm hộ có và không tham gia dự án đƣợc tác giả thể hiện thông qua biểu đồ 2.4.

Qua biểu trên chúng ta có thể thấy đƣợc một cách trực quan đa số ngƣời dân ở vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc đã nhận thức đƣợc về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống. Nhƣng trƣớc đây họ bị hạn chế nhiều về nguồn lực nhƣ đất đai, vốn và đặc biệt là sự hiểu biết về những kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng mà họ không thể tạo ra nguồn thu nhập đảm bảo cho nhu cầu cần thiết trong cuộc sống.

Biểu 2.4: Đánh giá mức độ quan trọng của rừng đối với cuộc sống của hộ 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Thuộc dự án Không thuộc dự án

Không hề quan trọng Không thực sự quan trọng Quan trọng

Rất quan trọng

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm2008

Vì vậy, họ đã có những hành vi khai thác rừng trái phép và những hoạt động có tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng. Điều mà các hoạt động hỗ trợ của dự án đã mang lại cho ngƣời dân vùng đệm đó là phát triển thêm những công cụ sinh kế khác theo hƣớng bền vững hơn, giảm bớt những tác động tiêu cực đến rừng do các hoạt động sinh kế của ngƣời dân tạo ra. Cùng với việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, các biện pháp xử lý nghiêm minh các hành vi khai thác trái phép tài nguyên rừng đã có tác dụng ngăn chặn và đấu tranh kịp thời đối với các hành vi khai thác các sản phẩm từ rừng nhƣ: lấy cây tre, luồng, củi đốt, măng, nấm, cây thuốc... các hoạt động phục vụ cuộc sống của ngƣời dân có ảnh hƣởng tiêu cực đến rừng nhƣ đã thấy trong phần phân tích trƣớc.

Có thể nói việc nâng cao đời sống của ngƣời dân là việc làm và hƣớng đi đúng đắn giúp cho việc bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững VQG Tam Đảo. Việc nâng cao đời sống của ngƣời dân, tạo thêm thu nhập từ các hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo hƣớng sử dụng ít các nguồn lực

gây ảnh hƣởng tiêu cực đến VQG Tam Đảo đã thể hiện tính hiệu quả rõ rệt. Khi cuộc sống của ngƣời dân vùng đệm giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng cũng có nghĩa là việc khai thác các tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống của họ sẽ giảm xuống.

Kết quả phân tích cho thấy các hoạt động của dự án duy trì và phát triển bền vững VQG Tam Đảo và vùng đệm đã giúp cải thiện sinh kế theo hƣớng bền vững, nâng cao đời sống vật chất tinh thân, tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của ngƣời dân thuộc nhóm tham gia dự án và không tham gia dự án. Đây là những thành công bƣớc đầu của dự án sau khi hoạt động đƣợc 5 năm. Với thời gian ngắn nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng kết quả tích cực của dự án sẽ bộc lộ rõ hơn trong những khoảng thời gian dài hơn.

2.5.3.2. Nhận thức đối với môi trường sống

Một trong những hoạt động của dự án là tuyên truyền cho ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo hiểu về tầm quan trọng, sự cần thiết phải bảo vệ tính đa dạng sinh học, duy trì và phát triển tài nguyên rừng và môi trƣờng VQG Tam Đảo. Các hoạt động dự án đã cải thiện tốt hơn môi trƣờng sinh thái cho khu vực vùng đệm theo đánh giá của ngƣời dân (87% ngƣời dân đƣợc hỏi có đánh giá nhƣ vậy). Chỉ có 10% tỷ lệ số hộ đƣợc hỏi nhận thấy không có sự thay đổi về môi trƣờng sống của họ. Có 3% số hộ đƣợc hỏi lại cho rằng môi trƣờng tại địa phƣơng đang bị xấu đi do chính các tác động của con ngƣời.

Các tác động xấu của con ngƣời có ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ: Sử dụng quá nhiều và thiếu khoa học thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, không thu gom các vỏ chai thuốc trừ sâu, diệt cỏ sau khi sử dụng, các hoạt động chăn nuôi của hộ nhƣng không có quy trình xử lý phân gia súc, các hoạt động khai thác quặng trong rừng... đều có tác động xấu đến môi trƣờng sống tại địa phƣơng.

Biểu 2.5: Đánh giá của ngƣời dân về sự thay đổi môi trƣờng

9% 4%

87%

Tốt hơn Không thay đổi Xấu đi

Để giúp bảo vệ tốt hơn cho môi trƣờng sống của cộng đồng, nhiều hộ khi đƣợc hỏi đã cho ý kiến. Chúng tôi tập hợp đƣợc 614 ý kiến. Các ý kiến tập trung vào một số vấn đề nhƣ sau:

1. Bảo vệ rừng

2. Không sả rác bừa bãi ra môi trƣờng, đặc biệt là ra sông suối 3. Không cho khai thác quặng và đất đá trong rừng

4. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho ngƣời dân khu vực vùng đệm 5. Giữ gìn vệ sinh môi trƣờng

6. Tăng cƣờng nhận thức cho ngƣời dân

7. Các vấn đề liên quan đến quản lý, thu gom rác thải… 8. Chăn nuôi phải có chuồng trại, không thả tự do.

Tóm lại, ngƣời dân đã nhận thấy đƣợc sự thay đổi môi trƣờng có liên quan đến rừng và việc bảo vệ rừng trong khu vực. Qua các hoạt động của dự án ngƣời dân cũng đã hiểu những hoạt động thay đổi sinh kế với mục tiêu ít phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng đã mang lại cuộc sống ổn định và môi trƣờng thay đổi tốt lên phục vụ cho cuộc sống của chính họ. Vì vậy, họ đã đƣa ra những đề nghị theo hƣớng nhƣ trên với mong muốn đƣợc tiếp tục triển khai dự án nếu có thể.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc.pdf (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)