Đánh giá sự thay đổi về sự thay đổi cuộc sống của hai nhóm hộ

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc.pdf (Trang 103 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.2.Đánh giá sự thay đổi về sự thay đổi cuộc sống của hai nhóm hộ

Ở phân tích trên đây chúng ta đã khẳng định không có sự khác biệt trong nhận định về sự thay đổi về thu nhập. Bởi qua nghiên cứu thực tế thực tế, tuy các hộ dân thuộc hai nhóm hộ có tốc độ tăng thu nhập trong vòng 5 năm trở lại đây là khác nhau. Nhƣng đa số các hộ của cả hai nhóm đều nhận định có sự tăng lên về thu nhập. Sau đây chúng ta sẽ xem xét đến sự thay đổi trong cuộc sống của hai nhóm hộ sau 5 năm, mà một trong những nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn đến nó là thu nhập.

Bảng 2.21: Sự thay đổi cuộc sống của hộ theo đánh giá của ngƣời dân

ĐVT: % của hộ trong tổng số

Thay đổi cuộc sống trong vòng 5 năm qua

Tham gia dự án

Không tham gia

dự án

Kiểm đinh Pearson Chi-Square Hệ số Pearson Chi-Square p-value Tốt hơn 80,8 66,7 12,199 0,002 Không đổi 17,5 16,7 Xấu đi 1,7 16,7

Qua bảng 2.21, chúng ta nhận thấy, số lƣợng hộ dân đánh giá cuộc sống tốt hơn trong vòng 5 năm qua ở nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án lần lƣợt là 80,8% và 66,7%. Số hộ đánh giá cuộc sống không có nhiều sự thay đổi đáng kể là 20% và 23,3% đối vói nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. Tỷ lệ hộ đánh giá là xấu đi chiếm 1,7% đối với nhóm tham gia dự án là một tỷ lệ nhỏ không đáng kể, trong khi 16,7% là tỷ lệ phải quan tâm đối với nhóm hộ không tham gia dự án. Bởi vậy, chúng ta không có cơ sở để kết luận có sự khác nhau trong quan điểm nhận định về sự thay đổi thu nhập giữa hai nhóm hộ. Kết quả kiểm định Pearson - Chi Square cho giá trị P-value = 0,002 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,01 chúng ta lựa chọn. Kết quả này đƣợc lý giả bởi những hoạt động hỗ trợ của dự án cũng có nhiều điểm tƣơng đồng với những hỗ trợ rất lớn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc. Mặt khác, các hộ không tham gia dự án và các hộ tham gia dự án có nhiều mối quan hệ gắn bó với nhau. Vì vậy, họ thƣờng xuyên trao đổi, học hỏi cách thức làm ăn nên thu nhập của hai nhóm hộ tuy có sự thay đổi với tốc độ khác nhau. Nhƣng nhìn chung các hộ ở cả hai nhóm đều thống nhất là có sự thay đổi thu nhập theo hƣớng tăng lên. Song đến chỉ tiêu này ta đã thấy có sự khác biệt trong nhận định về sự thay đổi trong cuộc sống. Nhóm hộ tham gia dự án có tỷ lệ hộ nhận định về sự thay đổi cuộc sống theo hƣớng tốt hơn, tích cực hơn cao hơn nhóm hộ không tham gia dự án tại mức ý nghĩa 0,01. Sở dĩ có sự khác biệt trên trong khi thu nhập là một trong những ý tố chính ảnh hƣởng đến cuộc sống của hộ không tăng lên là do nhóm hộ tham gia dự án thƣờng xuyên đƣợc tham gia vào các hoạt động của dự án và các hoạt động hỗ trợ của dự án trƣớc khi đƣợc triển khai đều đƣợc tập huấn, thảo luận, hỏi ý kiến… Chính các hoạt động này đã mang lại nhận thức cao hơn cho những hộ tham gia dự án. Do đó, có những điều mà tốt đẹp hơn trong cuộc sống ngoài thu nhập mà nhóm hộ không tham gia dự án không cảm nhận đƣợc thì nhóm tham gia dự án lại cảm nhận đƣợc.

Đến đây chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động của dự án đã thể hiện đƣợc những thành công nhất định khi mà ngƣời dân tham gia dự án có những đánh giá lạc quan hơn về cuộc sống của mình so với các hộ không tham gia dự án trong vòng 5 năm qua.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc.pdf (Trang 103 - 105)