Nhận thức của hai nhóm hộ về môi trƣờng

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc.pdf (Trang 100 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nhận thức của hai nhóm hộ về môi trƣờng

Bảng 2.19: Nhận thức về các hoạt động gây ô nhiễm

ĐVT: % các hộ tham gia phỏng vấn

Nhận thức của hộ gia đình về

các nguồn gây ô nhiễm Tham gia dự án Không tham gia dự án

Phá rừng 70,8 73,3

Thả chất thải ở suối 84,2 83,3

Du lịch 73,3 73,3

Phân bón hoá học/thuốc trừ sâu 88,3 83,3 Chăn nuôi gia súc quanh nhà 78,3 73,3 Chăn thả gia súc trong rừng 60,0 60,0

Khai thác quặng 65,8 73,3

Khác 3,3 6,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm2008

Qua bảng 1.19, chúng ta thấy sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu không đúng quy cách đƣợc 83,3% số hộ thuộc nhóm không tham gia dự án và 88,3% số hộ thuộc nhóm tham gia dự án cho là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng. Đây là hoạt động có tỷ lệ cao nhất số hộ ở cả nhóm hộ đánh giá là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng. Thải chất thải bừa bãi ra suối là hoạt động gây ô nhiễm có tỷ lệ số hộ cao thứ hai thuộc hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án lựa chọn. 84,2% số hộ thuộc nhóm hộ tham gia dự án và 83,3% số hộ thuộc nhóm không tham gia dự án nhận thức nhƣ đã nêu trên. Tiếp đến, chăn nuôi gia súc quanh nhà không hợp vệ sinh là hoạt động có tỷ lệ hộ đánh giá là gây ô nhiễm môi trƣờng cao thứ 3. Cụ thể, 78,3% số hộ tham gia dự án và 73,3% số hộ không tham gia dự án đánh giá nhƣ vậy. Việc khai thác tốt tiềm năng và đầu tƣ phát triển du lịch mạnh mẽ tại địa phƣơng trong

thời gian gần đây đã gây nên các hiệu ứng tiêu cực đối với môi trƣờng từ hoạt động du lịch. Vì vậy cả hai nhóm hộ xếp du lịch là hoạt động có thể gây ra ô nhiễm môi trƣờng với tỷ lệ số hộ lựa chọn rất cao 73,3 % số hộ ở cả hai nhóm. Một điều gây ngạc nhiên đối với chúng tôi khi nhận đƣợc kết quả phá rừng là một hành vi vi phạm pháp luật và là hành vi có tác hại rất tiêu cực tới môi trƣờng, vậy mà chỉ có 70,8 % và 73,3% số hộ tham gia dự án và không tham gia dự án cho là có ảnh hƣởng đến việc gây ô nhiễm môi trƣờng. Khai thác quặng đƣợc 65,8% số hộ tham gia dự án và 73,3% sô hộ không tham gia dự án cho là nguồn gây nên ô nhiễm môi trƣờng. Khai thác quặng nhất là khai thác trái phép là một hành vi có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng những chỉ đƣợc xếp ở vị trí gần cuối trong những nguồn gây ra ô nhiễm môi trƣờng cho thấy nhận thức của ngƣời dân về mức độ nghiêm trọng của các hành vi có sự chênh lệch và có phần không đúng mức. Một hoạt động cũng có tính chất nghiêm trọng nhƣng xếp ở vị trí gần cuối cùng và chỉ đƣợc 60,0% số hộ ở cả hai nhóm lựa chọn là có gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Điều đó cho thấy một bộ phận ngƣời dân vẫn cho rằng chăn thả gia súc trong rừng VQG Tam Đảo là hoạt động vô hại đối với môi trƣờng. Đến đây, chúng ta nhận thấy nhóm hộ không tham gia dự án cũng có nhận thức rất tốt về các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng và không có sự chênh lệch lớn trong nhận thức về nguồn gây nên ô nhiễm môi trƣờng giữa hai nhóm hộ. Tóm lại, Đối với các hoạt động gây ô nhiễm, nhận thức của các cộng đồng dân cƣ địa phƣơng đã đƣợc cải thiện rất tốt. Điều đó chứng tỏ các hoạt động tuyên truyền, tập huấn của dự án đã có tác động tích cực đến những hộ gia đình tham gia dự án.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc.pdf (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)