- Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
3.2.2. Những kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ
dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì một trong các bên ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải xin Giấy phép mới.
3.2.2. Những kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ giao công nghệ
Thứ nhất, cần gấp rút nghiên cứu để ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ như Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Chuyển giao công nghệ và thông tư hướng dẫn.
Có thể thấy rằng, Luật Chuyển giao công nghệ đã cố gắng có những quy định cụ thể về hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng để đảm bảo cho hoạt động này được tiến hành một cách thuận lợi, vẫn rất cần những văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Có như vậy, những quy định khái quát của luật mới có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn, tăng cường tính khả thi của luật trong việc điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, tăng cường công tác pháp điển hóa các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ như các luật thuế, luật doanh nghiệp v.v., để từ đó có những hướng dẫn phù hợp.
Luật Chuyển giao công nghệ mới có hiệu lực chưa lâu, trong khi đó một số văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ đã được ban hành trước đó một thời gian. Không những thế, do các chủ thể soạn thảo là khác nhau (Ví dụ: Luật Chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, trong khi Luật Doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm soạn thảo, còn các luật thuế lại thuộc về Bộ Tài chính…), nên việc không có quy định thống nhất cũng có thể hiểu được. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng điều chỉnh, các cơ quan có liên quan cần có sự rà soát một cách nghiêm túc các văn bản về hoạt động chuyển giao công nghệ, đề từ đó có những kiến nghị sửa đổi cho phù hợp và thống nhất, tạo điều kiện khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.
công nghệ đặc biệt là ở địa phương, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ, trên cơ sở đảm bảo khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ.
Hiện nay, mặc dù đội ngũ công chức quản lý nhà nước về công nghệ đã có nhiều đổi mới cả về trình độ và số lượng, nhưng nhiều địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ công chức quản lý về hoạt động công nghệ không những cần am hiểu, nhiệt tình trong công tác quản lý nhà nước mà còn cần phải là cầu nối về hoạt động công nghệ tại địa phương. Cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Thứ tư, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại về công nghệ như việc tổ chức các triển lãm về công nghệ hoặc chợ công nghệ. Trong những năm qua, việc tổ chức các Techmart tại Việt Nam ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn về chủ điểm và địa bàn tổ chức. Tuy nhiên, việc tổ chức các triển lãm, hội chợ công nghệ hiện nay vẫn còn mang tính thời vụ, chưa ổn định và khả năng tiếp cận đối với các doanh nghiệp không cao. Do đó, cần có một quy chế nhằm đảm bảo hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên, ổn định và phải tạo cơ hội tốt nhất cho những chủ thể có nhu cầu tham gia. Không những phải đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại về công nghệ ở Việt Nam mà còn cần phải thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại về công nghệ ở nước ngoài. Việc thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài chính là nhằm mở rộng sự giới thiệu công nghệ của Việt Nam ra các bạn hàng trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến ngay chính nơi công nghệ đó đang tồn tại để thúc đẩy nhanh chóng hơn quá trình áp dụng những công nghệ tiên tiến ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng luôn xác định mục tiêu xây dựng một nền công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc xây dựng một hành lang pháp lý hoàn thiện, phù hợp với thực tế hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và hợp đồng chuyển giao công nghệ nói riêng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy
sự phát triển của thị trường công nghệ.
Luận văn với đề tài "Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành" đã được nghiên cứu trên cơ sở những phân tích, đánh giá và luận giải để làm sáng tỏ bản chất những vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ dưới khía cạnh pháp lý. Luận văn đã phân tích một cách khá toàn diện và đã đưa ra đánh giá có tính tham khảo về hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành, từ đó đề xuất một số kiến nghị để làm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Bản luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và tồn tại những điểm chưa phù hợp. Vì vậy, người viết rất mong có được những ý kiến đóng góp minh xác của các thầy giáo, cô giáo và các nhà khoa học để đề tài hoàn thiện hơn.
References
C¸c v¨n b¶n, NghÞ quyÕt cña §¶ng
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C¸c v¨n b¶n ph¸p luËt cña nhµ n-íc
2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1999), Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12-7 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Thông tư số 14/2006/TT-BKHCN ngày 08-8 hướng dẫn việc giám định công nghệ các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2006), Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN ngày 30- 12 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Hà Nội.
5. Bộ Tài Chính (2005), Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11-01 hướng dẫn Hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, Hà Nội.
6. Chính phủ (1998), Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01-7 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, Hà Nội.
7. Chính phủ (2000), Nghị định số 16/2000/NĐ-CP ngày 10-5 quy định xử Chính phủ (2000),
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ, Hà Nội.
8. Chính phủ (2005), Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02-02 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, Hà Nội.
9. Chính phủ (2005), Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30-8 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ, Hà Nội.
10. Quốc hội (2006), Luật Chuyển giao công nghệ, Hà Nội. 11. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
12. Quốc hội (2000), Luật khoa học và công nghệ, Hà Nội. 13. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
14. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
15. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1981), Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội.
C¸c tµi liÖu tham kh¶o kh¸c
16. Lê Ngọc Bích (2004), Pháp luật về chuyển giao công nghệ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội - Đại học Panthéon Assas Paris II.
17. Phạm Thanh Bình (2005), "Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Vinashin: Kết quả và kinh nghiệm", Hoạt động khoa học Vinashin.
18. Nguyễn Bá Bình (2006), "Nhượng quyền thương mại - bản chất và mối quan hệ với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động Li-xăng", Nghiên cứu lập pháp.
19. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001 - 2005, Hà Nội. 20. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Báo cáo tính hình hoạt động chuyển giao công nghệ của
Việt Nam và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về chuyển giao công nghệ của các nước, ngày 17-5, Hà Nội.
21. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam -Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. An Như Hải (2004), "Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc và Thái Lan", Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
23. Minh Huệ (2005), "Một số quy định mới về hoạt động chuyển giao công nghệ", Thông tin khu công nghiệp Việt Nam.
24. Đặng Hữu (1989), Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
25. Nguyễn Quang (2005), "Ảnh hưởng của FDI và chuyển giao công nghệ đến phát triển công nghiệp và xuất khẩu của các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á", Nghiên cứu kinh tế. 26. Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Thơm (2006), "Chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", Lý luận chính trị.
28. Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương (APCTT) - Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường (2001), Cẩm nang chuyển giao công nghệ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
29. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Công nghệ và quản lý công nghệ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
30. Nguyễn Anh Tuấn (2006), "Chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua", Tạp chí Cộng sản.
31. Nguyễn Anh Tuấn (2007), "Chuyển giao công nghệ qua FDI: Thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam", Nghiên cứu kinh tế.
TIẾNG ANH