c) Lương phụ cấ p:
2.3.1.3. Tính lương tại bộ phận kinh doanh (bộ phận thị trường, bộ phận làm các thủ tục xuất nhập khẩu) và các bộ phận khác hưởng lương khoán (lái xe,bảo vệ, bộ phận
tục xuất nhập khẩu) và các bộ phận khác hưởng lương khoán (lái xe,bảo vệ, bộ phận đào tạo dạy nghề, bộ phận quản lý nhà tập thể...)
Do đặc điểm kinh doanh, tiền lương trả cho người lao động ở những bộ phận này là tiền lương khoán, căn cứ vào Hợp đồng lao động đã ký kết giám đốc Công ty và người lao động, đồng thời căn cứ vào ngày công làm việc thực tế để tính lương.
Công thức :
Lương khoán thực tế = Lương khoán theo hợp đồng + Tiền làm thêm giờ.
Ví dụ tại Bộ phận đào tạo dạy nghề tháng 02/2004 ta có số liệu sau: Nhân viên Nguyễn Kim Dung có mức lương khoán là 800.000 đ/tháng. Đồng thời trong tháng người quản lý xác định được nhân viên này có 28 ngày công, trong đó 26 ngày công được hưởng lương khoán, 2 ngày làm thêm là 16 giờ công, đơn giá cho mỗi giờ làm thêm là 5.500 đ/ giờ (gấp khoảng 1.5 lần tiền lương làm bình thường).
Như vậy lương tháng 02/2004 của nhân viên Nguyễn Kim Dung là: 800.000 + (16 x 5.500) = 888.000 đ.
Với cách tính như trên ta có Bảng lương tháng 02/2004 của Phòng đào tạo dạy nghề như sau:
(Bảng17) C ông ty TN HH N hà nướ c một t hà nh viê n X uấ t nhậ p khẩ u và đ ầ u tư Hà N ội Bảng lương tháng 02/2006 (Đ v: đồng) stt Họ tên Ngày công Lương khoán Tiền thêm giờ Tổng số 1 Trần Quốc Anh 28 800.000 88.000 888.000
2 Nguyễn Tường Vi 22 800.000 800.000 3 Lục Kim Oanh 26 800.000 800.000 4 Nguyễn Kim Dung 28 800.000 88.000 888.000
Cộng 3.200.000 176.000 3.376.000
Bên cạnh đó nhân viên tại các bộ phận khác như : lái xe, bảo vệ, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu.... cũng được hưởng lương khoán như trên theo chế độ hợp đồng. Trong đó giám đốc Công ty toàn quyền quyết định mức lương trên cơ sở quỹ lương và kết quả kinh doanh của đơn vị mình.