1. Khái niệm và sự hình thành sở thích 1.1. Khái niệm
Sở thích là một biểu hiện của hứng thú. Đó là thái độ của khách du lịch đối với đối tượng nào đó có ý nghĩa đối với khách du lịch và đem lại sự khoái cảm cho khách du lịch do sự hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng đó.
Như vậy trong sở thích có 02 yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau: - Đối tượng gây ra sở thích phải có ý nghĩa đối với khách du lịch
- Đối tượng phải có sự hấp dẫn, lôi cuốn đem lại cảm xúc dương tính cho khách du lịch.
1.2. Sự hình thành sở thích du lịch
Sở thích được hình thành trên cơ sở của các nhu cầu, nhưng không phải mọi nhu cầu của cá nhân đều trở thành sở thích mà chỉ có nhu cầu ở cấp độ khát vọng mới là nội dung của sở thích. Sở thích bao giờ cũng được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống của họ. Do đó sở thích lôi cuốn, thu hút cá nhân về phía đối tượng tạo ra sự khát khao tiếp cận và đi sâu vào đối tượng.
Khác với nhu cầu, muốn cho một sở thích cá nhân tồn tại phải thoả mãn 02 điều kiện:
- Cái gây ra sở thích phải được cá nhân hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống riêng của mình.
- Cái đó phải gây ra ở các cá nhân những xúc cảm dương tính. Chính thành phần này mang tính đặc trưng để phân biệt nó với nhu cầu.
a. Nếu động cơ đi du lịch là đi nghỉ ngơi, giải trí phục hồi tâm sinh lý thì sởthích của khách du lịch thường là thích của khách du lịch thường là
- Thích đi theo nhóm, thích sự yên tĩnh, thơ mộng
- Thích đi theo các chuyến bao trọn, đến những nơi du lịch nổi tiếng. Thích những hoạt động vui chơi như tắm nắng, lướt ván, vui đùa trên cát. Thích thăm viếng bạn bè, người thân quen ở nơi du lịch. Thích giao tiếp với khách du lịch khác. Thích phương tiện giao thông có tốc độ cao. Thích có nhiều dịch vụ ăn nghỉ, giải trí, chụp ảnh, mua sắm và chất lượng của dịch vụ đã được quốc tế hoá.
b. Nếu đi du lịch để “Khám phá ”, tìm hiểu sở thích của họ thường là
- Thích hoà mình vào nền văn hoá địa phương - Đi lại nhiều và thích mua quà lưu niệm độc đáo. - Chấp nhận những tiện nghi ăn ở tối thiểu.
c. Nếu đi du lịch với động cơ công vụ, hội nghị thì sở thích là
- Phòng ngủ có chất lượng cao có đủ tiện nghi phục vụ cho việc hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi, nơi hội họp, hệ thống thông tin, phương tiện in ấn.
- Tính chính xác trong phục vụ, lịch sự, chu tất. - Ăn uống, tiệc tùng.
- Đựợc đề cao.
d. Nếu đi du lịch để chữa bệnh thì sở thích là
- Đựợc phục vụ ân cần, chu đáo. - Được động viên, an ủi
- Có nhiều dịch vụ phục vụ cho việc chữa bệnh - Không khí nơi du lịch tinh khiết, trong lành.
- Bầu không khí tâm lý xã hội nơi du lịch thoải mái, chan hoà.
Tuy nhiên sở thích của con người lại tuỳ thuộc vào “Mốt” du lịch trong từng kỳ. Hiện nay xu hướng du lịch của khách phương Tây, Mỹ là đến đông Nam Á.Vành đai Thái Bình dương, đến vùng đất còn trinh nguyên.
2. Tâm trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng khách du lịch
2.1.Tâm trạng của khách du lịch
- Tâm trạng ban đầu của khách du lịch
+ Có thể gò bó, không thoải mái, e ngại ở những nơi du lịch xa lạ.
+ Tâm thế sẵn sàng bước vào cụộc giải trí, nghỉ ngơi với hy vọng tốt đẹp về nơi du lịch.
- Khách du lịch khi đi du lịch với tâm trạng dương tính, thường là người rất hăng hái, nhanh nhẹn, cởi mở, nhiệt thành, dễ vượt qua những trở ngại ban đầu, dễ hoà mình vào các hoạt động giao tiếp, dễ thừa nhận và hài lòng với người phục vụ, chi tiêu tiền nhiều và dễ dàng, sử dụng dịch vụ nhiều hơn và kéo dài thời gian nghỉ, có thể quay lại.
- Khách du lịch đi du lịch mang lại tâm trạng âm tính: buồn chán, thụ động, dễ mệt mỏi, dễ nổi nóng, khó tác động, dễ phản ứng gay gắt, hay thờ ơ, đãng trí. Khó phục vụ và thường gây nên sự khó chịu cho cả hai bên.
- Khách du lịch trong tình trạng Stress: Tâm trạng rất phức tạp, tuy nhiên có thể nhận ra qua những hành vi mang tính vô ý thức của họ : ánh mắt vô hồn, hành vi vô định . . .
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng của khách du lịch