M ỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THỂ
5.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay
để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi từng ngân hàng phải có những giải pháp, bước đi cụ thể và đúng hướng. Từ cuối năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số ngân hàng thương mại cổ phần như: ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng Đông Á, Ngân hàng cổ phần Sài
thương mại khác, điều này sẽ ảnh hưởng thị phần hoạt động của chi nhánh. Do
đó, chi nhánh cần sớm tìm ra các hướng đi hiệu quả. Sau đây là một số giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng trong thời gian tới.
Thứ nhất, về công tác huy động vốn. Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác huy động vốn, thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ tốt nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế tỉnh nhà. Đểđẩy mạnh công tác này giải pháp đặt ra cho ngân hàng là:
- Tuyên truyền, quảng cáo hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền bằng nhiều hình thức như: tặng quà, xổ số trúng thưởng theo số thứ tự của sổ tiết kiệm, số tài khoản tiền gửi,…
- Mở dịch vụ tài khoản tiết kiệm cho mục đích đầu tư học tập thông qua tài khoản sử dụng thẻ. Khách hàng tham gia dịch vụ này có thể bỏ tiền vào bao thư ghi rõ địa chỉ, số tiền, số tài khoản gửi vào máy ATM. Hôm sau, khách hàng có thể quay lại kiểm tra số tiền mình đã gửi thông qua thẻ sử dụng máy ATM. Làm như vậy ngân hàng có thể thu hút thêm lượng vốn dài hạn trong dân cư. Giải pháp này giúp khách hàng chủđộng hơn về mặt thời gian vì họ chỉ cần thực hiện
thao tác trên máy ATM vào những lúc rãnh rỗi chứ không cần đến giao dịch với
ngân hàng vào các giờ hành chính. Hơn nữa, hiện nay Ngân hàng Công thương,
ngân hàng Đầu tư & phát triển và ngân hàng cổ phần Sài Gòn đã được nối mạng
với nhau. Do đó, khách hàng có thểđến giao dịch tại các máy ATM của các ngân
hàng này. Đây sẽ là lợi thếđể ngân hàng Công thương Vĩnh Long mở rộng dịch
vụ tiện ích thông qua thẻ ATM.
- Hợp tác với công ty xuất khẩu lao động, thông qua họđể tuyên truyền về
dịch vụ cung cấp vốn cho những khách hàng có nhu cầu xuất khẩu lao động và
các dịch vụ hỗ trợ nguồn tiền ngoại hối chuyển về cho gia đình, người thân, bạn bè. Ngân hàng có thể thu hút nguồn kiều hối đáng kể chuyển về và gửi ở ngân hàng. Điều này sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc gia tăng nguồn vốn
Thứ hai: về hoạt động tín dụng cá thể.
- Hiện nay, ngân hàng chỉ cho vay tín chấp đối với công nhân viên vì ngân
hàng có thể nắm rõ nguồn thu nhập của họ. Tuy nhiên không chỉ có công nhân
viên mà các nhân viên của nhiều công ty ngoài quốc doanh cũng có thu nhập ổn
định và có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng và tâm lý của họ thích vay
tín chấp hơn là vay thế chấp. Do đó, ngoài cán bộ, công nhân viên nhà nước, ngân hàng cần mở rộng đối tượng phục vụ tín dụng tiêu dùng vì xu hướng tín dụng tiêu dùng sẽ trở thành xu hướng phát triển tất yếu khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Ngân hàng nên mở rộng hình thức dịch vụ trả lương cho nhân viên của các công ty tư nhân trên địa bàn tỉnh, thông qua đó làm cơ sở để mở rộng tín
dụng tiêu dùng trong dân cư. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các ngân hàng
nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều và tất yếu trong thời gian không xa cũng sẽ xuất hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Các ngân hàng nước ngoài có nhiều ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đặc biệt kinh
nghiệm về hoạt động tín dụng tiêu dùng. Do đó chi nhánh cần sớm nghiên cứu
mở rộng đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng để tránh tình trạng khách hàng
của ngân hàng chạy sang các ngân hàng khác.
- Cán bộ tín dụng ngân hàng cần nắm bắt nhanh các thông tin thị trường
diễn ra hàng ngày thông qua các phương tiện báo chí truyền thông để có thêm cơ
sở đánh giá phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Báo chí kinh tế có
những bài viết chứa đựng nhiều thông tin có tính chất dự báo, phân tích và đánh giá sâu sắc. Hơn nữa xuất phát từ tính chất khách quan của thông tin trên báo chí
nên chúng ta có thể thu thập được những thông tin tương đối chính xác về khách
hàng. Báo chí không những tuyên truyền về những nhân tố tích cực mà còn phê
phán những tiêu cực, những kiểu làm ăn gian dối của một số đối tượng. Cán bộ
tín dụng có thể lấy đó làm kinh nghiệm hỗ trợ phục vụ tốt hơn công tác thẩm
định khách hàng.
- Để hạn chế các khoản nợ quá hạn, ngân hàng cần thực hiện tốt các công việc sau:
+ Thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng. Ngân hàng cần xây dựng
mức tính điểm cụ thể để làm cơ sở cho các cán bộ tín dụng trong việc đánh giá
khách hàng. Các tieu chuẩn về khách hàng cần được đánh giá như sau:
• Uy tín khách hàng: xem xét độ tín nhiệm của khách hàng qua các giao
dịch trước đó như: khách hàng có trả nợđúng hạn không? Có gia hạn nợ không?
• Năng lực của người vay: cần xem xét cả năng lực pháp lý và năng lực tài chính của người vay như: khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện ký kết các hợp đồng giao dịch, trình độ học vấn của người vay, số dư tài khoản tiền gửi của người vay, các cơ sở vật chất sẵn có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh.
• Nguồn tiền để trả nợ: xem xét nguồn thu nhập chính để trả nợ ngân
hàng, ngoài nguồn thu nhập từ phương án sản xuất kinh doanh xem khách hàng
còn nguồn thu nào khác?
• Tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh: quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, khả năng mua bán tài sản trên thị trường.
• Môi trường kinh doanh: xem xét ngành nghề sản xuất kinh doanh, khả
năng cạnh tranh trên thị trường, những quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh,…
Dựa trên các kết quả thu thập được đánh giá khách hàng theo từng mục
đích vay vốn, cho điểm từng khoản mục theo thông tin của khách hàng. Từ đó
xác định các mức tín dụng hợp lý, thoả thuận cách thức, thời gian trả nợ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.
+ Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến hiệu quả của
phương án sản xuất, kinh doanh đã trình bày trong phần mục đích vay vốn. Cán
bộ tín dụng phải thường xuyên có báo cáo về việc sử dụng vốn vay cho trưởng
phòng khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng không sử dụng
vốn vay theo đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng.
+ Tiến hành phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân, cần làm rõ các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có hướng xử lý thích hợp cho từng món. Nếu
nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cán bộ tín dụng thì phải có những hình thức xử phạt cụ thể. Nếu nguyên nhân thuộc về khách hàng hoặc những nguyên nhân khách quan không lường trước được thì ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ. Nếu không còn biện pháp nào khắc phục được ngân hàng cần sớm tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
+ Đối với khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan nhưng
hiện tại họ có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, ngân
hàng có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ, cho vay thêm để khách hàng vượt qua
Chương 6