Doanh số thu nợ kinh tế cá thể theo mục đích sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tại ngân hàng công thương chi nhánh vĩnh long (Trang 38 - 42)

TH ỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THỂ

4.3.2.2.Doanh số thu nợ kinh tế cá thể theo mục đích sử dụng vốn.

Doanh số thu nợ theo từng mục đích vay vốn có những chuyển biến tích cực, trong 3 năm qua số vốn thu hồi có xu hướng tăng. Tình hình tăng cụ thể như

sau:

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh:

Năm 2004 công tác thu hồi nợ của chi nhánh chưa đạt được kết quả như

mong muốn. Số vốn thu hồi còn bị chậm trễ do nhiều khách hàng vay vốn không

có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Trong năm dịch cúm gia cầm bùng phát

trên địa bàn, các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa làm cho nhiều hộ nông dân

mất đi nguồn thu nhập chính trả nợ ngân hàng. Một số cơ sở sản xuất do nguồn hàng xuất bán chưa thu tiền kịp nên chậm trễ trong việc thanh toán nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, do công tác giải tỏa mặt bằng xây dựng trung tâm bách hóa, nhiều

h kinh doanh t m th i b m t ch mua bán nên không có kh n ng tr n ngân

Hình 6: DOANH S THU N KINH T CÁ TH THEO THI GIAN.

Ngun: Phòng khách hàng

Triệu đồng

hàng. Vì vậy, doanh số thu nợ trong năm thấp. Sang năm 2005, ngân hàng có sự

quan tâm nhiều hơn công tác thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ đến hạn, ngân hàng tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ. Có khi cán bộ tín dụng phải

đến tận nơi để hỗ trợ công tác chi trả nợ cho khách hàng. Bên cạnh đó, các cơ sở

sản xuất và hộ kinh doanh trên địa bàn trong năm hoạt động khá hiệu quả nên có nguồn thu nhập trả các khoản nợ cũ của kỳ trước và kỳ mới cho ngân hàng. Sau

khi trung tâm bách hóa xây dựng xong, các hộ kinh doanh đã quay lại buôn bán

và có phần nhộn nhịp hơn trước. Nhiều họ đã có nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy, số vốn thu hồi của ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Mức vốn thu hồi trong năm ở lĩnh vực sản xuất tăng 130.990 triệu đồng với tỷ lệ tăng là

118,2%, lĩnh vực kinh doanh tăng 207.677, tỷ lệ tăng là 89,1% (xem bảng 9 và

hình 8). Qua năm 2006, công tác thu hồi nợ tiếp tục được đẩy mạnh, doanh số thu nợ của 2 lĩnh vực này tiếp tục tăng. Ở lĩnh vực sản xuất tăng 49.755 triệu đồng, ở

lĩnh vực kinh doanh tăng 59.963 triệu đồng.

Lĩnh vực tiêu dùng và nhà ở:

Đa số khách hàng ở lĩnh vực vay tiêu dùng và nhà ở là các cán bộ công

nhân viên nhà nước có thu nhập ổn định. Từ nguồn thu nhập này định kỳ hàng

tháng họ đều trích một khoản tiền để trả nợ dần cho ngân hàng nên hầu như các

khoản nợ đều được thu hồi đúng hạn. Trong thời gian qua do doanh số cho vay

ngày càng tăng nên số vốn thu hồi về ngân hàng cũng tăng theo. Năm 2005, vốn thu hồi từ lĩnh vực vay tiêu dùng tăng 2.615 triệu đồng. Sang năm 2006, vốn thu hồi tăng 4.431 triệu đồng. Riêng lĩnh vực nhà ở trong năm ngân hàng đã thu hồi

được 2.870 triệu đồng, tăng 2.020 triệu đồng.

Bng 8: DOANH S THU N KINH T CÁ TH THEO MC ĐÍCH S

DNG VN. ĐVT: Triệu đồng. So sánh 2005/2004 2006/2005 So sánh CH TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Sản xuất 110.805 241.795 291.550 130.990 118,2 49.755 20,6 Kinh doanh 232.973 440.650 500.613 207.677 89,1 59.963 13,6 Tiêu dùng 11.105 13.720 18.151 2.615 23,5 4.431 32,3 Nhà ở - 850 2.870 - - 2.020 237,6 Tổng 354.883 697.015 813.184 342.132 96,4 116.169 16,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 8: DOANH S THU N KINH T CÁ TH THEO MC ĐÍCH S DNG VN.

Nguồn: phòng khách hàng.

Đánh giá chung công tác thu hồi nợ của kinh tế cá thể:

Hệ số thu nợ cá thể của năm 2004 là 72,1%; năm 2005 là 98,1% và năm

2006 là 94,7%. Như vậy cho thấy thời gian qua công tác thu hồi nợ ngày càng

được quan tâm nhiều hơn, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng ngày càng tốt. Năm 2006 mặc dù hệ số thu nợ có giảm xuống nhưng hệ số này vẫn còn ở mức khá cao.

Tóm lại, thông qua sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực kinh tế cá thể cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển khá, quy mô ngày được mở rộng, làm ăn có hiệu quả

nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế

vẫn còn những trường hợp vốn của ngân hàng không thu hồi được do nguyên nhân khách quan như thời tiết, tình hình dịch bệnh, vụ kiện trong xuất khẩu… làm cho nguồn thu nhập của khách hàng bị mất và gây ra những khoản nợ tồn

đọng trong ngân hàng. Đối với các khoản nợ này ngân hàng đã tiến hành các thủ

tục pháp lý phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.

Tuy nhiên, công tác thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng

đất chưa mang lại hiệu quả như mong muốn cho ngân hàng. Bất cập trong xử lý 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2004 2005 2006 Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Nhà ở Triệu đồng Năm

tài sản đảm bảo thể hiện ở các quy định pháp luật và sự phức tạp trong thủ tục

hành chính. Thông tư 03/2001/NHNN-BTP-BCA-TCĐC (Ngân hàng nhà nước -

Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Tổng cục Địa chính) quy định tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Thông tư này còn quy định: nếu không đạt được sự thoả

thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hoặc khởi kiện ra toà. Trên thực tế, nếu không đạt dược sự thoả thuận với khách hàng hay khách

hàng không hợp tác, cố tình kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ có cách

chuyển hồ sơ khởi kiện. Luật pháp chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của toà án. Để có thể xử lý tài sản nhằm thu hồi nợ, ngân hàng phải thông qua một thủ tục hành chính là đăng ký bất động sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để biến tài sản đó thành tài sản của mình. Sau đó để có thểđấu giá quyền sử dụng đất thì ngân hàng phải gửi

hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá quyền sử

dụng đất. Đến đây, bộ phận thi hành án kết hợp với công an và cán bộ sở địa chínhtiến hành kiểm tra, đo đạc lại tài sản trước khi tiến hành bán đấu giá. Nếu bán được tài sản thì ngân hàng có thể thu hồi được vốn của mình. Nếu không bán

được, ngân hàng phải tiến hành nhận lại tài sản đản bảo và tự xử lý tài sản để thu hồi vốn. Thực tế cho thấy ngân hàng phải mất nhiều thời gian mới bán được tài sản thậm chí là không thể bán được. Như vậy, mặc dù tài sản đã thuộc về ngân hàng nhưng ngân hàng không thể thu hồi được đồng vốn đã bỏ ra, hay nói nguồn vốn của ngân hàng đã bịđóng băng. Chẳng những ngân hàng phải tốn chi phí cho các thủ tục pháp lý mà còn phải mất nhiều thời gian cho quá trình xử lý tài sản

đảm bảo. Ngay cả khi có được quyết định thi hành án của toà án, nhưng khâu thẩm định lại tài sản đảm bảo mất rất nhiều thời gian do cần có sự kết hợp của nhiều cơ quan chức năng cùng tiến hành giải quyết. Kếđến, ngân hàng phải tiếp

tục chờ đợi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản. Tóm

lại các quy định về thủ tục xử lý tài sản đảm bảo và thủ tục phát mãi còn rất nhiều phức tạp. Các quyết định, bản án của toà án tỉnh được thi hành trên thực tế

chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số các quyết định, bản án có hiệu lực thi hành. Biện pháp dùng tài sản đảm bảo khi vay vốn tưởng như chắc chắn nhưng thực tế chưa mang lại hiệu quả thật sự cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản thu

hồi nợ. Do đó, ngân hàng nhà nước cần sớm có biện pháp hỗ trợ tốt hơn cho công tác xử lý tài sản nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tại ngân hàng công thương chi nhánh vĩnh long (Trang 38 - 42)