Hoàn thiện chính sách cho vay đối với các DNNQD

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NH đâù tư và phát triển Hà Tây (Trang 71 - 74)

Chính sách cho vay trực tiếp quyết định đến việc mở rộng hoạt đông cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và các DNNQD nói riêng. Do vậy, hoàn thiện hơn nữa chính sách tín dụng là một nhân tố thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoàn thiện chính sách tín dụng cần chú trọng đến các khía cạnh cơ bản sau: - Chính sách khách hàng: Xây dựng một chính sách khách hàng có chú trọng đến

DNNQD

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nàm ngay từ khi thành lập đã được xác định mục tiêu hoạt động là cung cấp tín dụng cho các công trình xây dựng cơ bản, các dự án lớn của nhà nước, do vậy khách hàng chủ yếu của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây là các DNNN, các tổng công ty nhà nước. Trong khi đó các DNNQD có nhu cầu về vốn thì nhiều. Chính sách tín dụng hướng đến các DNNQD

nên được ngân hàng chú trọng quan tâm hơn, có nhiều thu hút hơn, để thúc đẩy, tăng tỷ trọng cho vay DNNQD tại chi nhánh.

Ngân hàng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, bằng cách lập các nhóm tiếp thị khách hàng, tăng cường công tác tiếp thị. Phát triển khách hàng trên cơ sở các mối quan hệ sẵn có, tích cực tìm kiếm khách hàng và các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu vốn tín dụng, đặc biệt là các DNNQD, các DN có hoạt động xuất nhập khẩu.

Việc chủ động tìm kiếm khách hàng sẽ đem lại cho ngân hàng các thông tin về khách hàng một cách chính xác hơn, từ đó giúp đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp. Ngân hàng có thể trực tiếp gặp gỡ khách hàng, qua các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các phòng khách hàng riêng, không phân biệt đối xử giữa DNNN và DNNQD.

Thực hiện chấm điểm tín dụng đối với các khách hàng tiềm năng, và quản lý bằng hệ thống máy tính. Tăng cường phối hợp với các tổ chức khác để có thông tin toàn diện, chính xác, cập nhật về khách hàng.

Chi nhánh nên mở rộng phạm vi khách hàng DNNQD ra các công ty hợp danh, công ty tư nhân và kinh tế tập thể, như cho vay đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, cho vay công ty tư nhân hoạt động có hiệu quả, tại các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề,….

- Gia tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng là các DNNQD

Quy mô tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào tài sản đảm bảo và phần vốn CSH. Hầu hết các DNNQD có vốn CSH nhỏ, giá trị tài sản đảm bảo không lớn, do vậy mức vốn vay tối đa có thể vay được hạn chế. Vì vậy, NH ngoài việc xem xét vốn CSH và tài sản đảm bảo của các DNNQD, cũng nên xem xét tính khả thi và hiệu quả của các phương án sản xuất, kinh doanh và độ tín nhiệm của khách hàng. NH cũng có thể xem xét để gia tăng hạn mức tín dụng đối với từng ngành nghề, từng loại hình DN, từng hoại hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu thực tế của các DNNQD. Chi nhánh nên quyết định mức cho vay dựa vào tổng mức đầu tư của dự án, hiệu quả cũng như hệ số nợ của DN và giá trị tài sản đảm bảo. - Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt hơn đối với DNNQD

Lãi suất là công cụ cạnh tranh chủ yếu của các NH trong việc thu hút khách hàng. Một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý, vừa đem lại lợi ích cho NH và được khách hàng chấp nhận sẽ giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Các NH đều áp dụng lãi suất thỏa thuận với khách hàng, tuy nhiên vẫn còn sự phân biệt giữa khách hàng là DNNN, DNNQD, DN lớn và DN vừa và nhỏ. Các DNNN và

các DN lớn với vốn CSH lớn, tài sản đảm bảo giá trị cao, được ưu đãi cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi. Ngược lại, các DNNQD thường có vốn CSH nhỏ, giá trị tài sản đảm bảo không lớn, để được cấp tín dụng phải chịu mức lãi suất cao, gây hạn chế cho các DN này trong việc tiếp xúc nguồn vốn tín dụng NH.

Để thu hút thêm khách hàng, chi nhánh cần xem xét đến một mức lãi suất hợp lý, linh hoạt hơn cho các DNNQD, cụ thể như: thường xuyên điều chỉnh lãi suất theo sự biến động của lãi suất thị trường, có chính sách ưu đãi với các DNNQD đã có quan hệ tốt với chi nhánh, có uy tín, có dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao.

- Thay đổi cơ cấu cho vay phù hợp nhu cầu của DNNQD

Dư nợ tín dụng chủ yếu của chi nhánh là ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu tập trung vào các tổng công ty nhà nước. Điều này một phần có thể không sử dụng hết nguồn vốn huy động, mặt khác gây hạn chế trong mở rộng tín dụng.

Nhu cầu mở rộng sản xuất của các DNNQD là rất lớn, do vậy các DNNQD không chỉ có nhu cầu vốn ngắn hạn để đầu tư cho vốn lưu động mà nhu cầu về vốn trung và dài hạn để xât sựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết bị cũng rất lớn, trong khi nguồn huy động từ thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu là rất khó khăn do phần lớn các DNNQD không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hơn nữa uy tín, thương hiệu lại chưa lớn, nên khó thu hút các nhà đầu tư.

Trong thời gian tới, chi nhánh nên có định hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn với các DN này, trong điều kiện tăng cường hơn nữa công tác thẩm định khách hàng và phương án đầu tư, SXKD. Ngoài ra, có thể xác định kỳ hạn vay vốn theo thời gian thực tế của dự án, không nhất thiết là theo tháng, quý hay năm vì mỗi ngành nghề, dự án có đặc điểm riêng, xây dựng như vậy tạo thuận lợi cho khách hàng khi có quan hệ tín dụng với chi nhánh.

- Đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay

Các DNNQD với quy mô tài chính nhỏ bé nên tài sản đảm bảo là trở ngại rất lớn với họ trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH. NH có thể chủ động trong việc cung cấp tín dụng không cần tài sản đảm bảo cho khách hàng. Hình thức tài sản đảm bảo tại chi nhánh vẫn còn chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là quyền sử dụng đất, nhà cửa (bất động sản), tiền ký quỹ của khách hàng, giấy tờ có giá, tuy nhiên số lượng và giá trị còn rất nhỏ. Trong thời gian tới, để có thể mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay đối với các DNNQD, chi nhánh nên đa dạng hóa hơn nữa các hình thức tài sản đảm bảo, chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo hơn nữa từ khách hàng như các giấy tờ chứng minh khả năng thu tiền của khách hàng như các hóa đơn bán hàng, cho vay cầm cố cổ

phiếu. Chi nhánh cần tăng cường khâu định giá, quản lý, kiểm tra thường xuyên với các tài sản cầm cố, thế chấp, tránh các trường hợp DN cố tình dùng một tài sản đảm bảo để vay ở nhiều NH, hoặc tẩu tán, rút dần tài sản….. Hơn nữa, việc xác đinh giá trị tài sản đảm bảo nên xác định theo giá thị trường hơn để gia tăng mức vay vốn đối với các DNNQD.

- Về thời hạn vay vốn: tạo điều kiện để các DNNQD có thể tiếp cận được với nguồn vốn trung-dài hạn. Nếu các DN có tình hình hoạt động SXKD ổn định trong nhiều năm, có phương án SXKD khả thi trong dài hạn…thì chi nhánh nên đáp ứng nhu cầu vay vốn của họ.

- Về hình thức vay vốn và thủ tục vay vốn: chi nhánh nên áp dụng nhiều phương thức cho vay đối với khách hàng là DNNQD hơn. Nên chấp nhận cho vay ngoại tệ đối với các DNNQD với tỷ lệ, thời hạn, lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NH đâù tư và phát triển Hà Tây (Trang 71 - 74)