- Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa luật NH nhà nước và luật các TCTD phù hợp với thực tiễn nền kinh tế để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động của các TCTD. Ban hành các văn bản pháp luật, các quy chế, các hướng dẫn cụ thể, tạo thuận lợi cho hoạt động của các TCTD nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
- Có các quy định rõ ràng về tài sản đảm bảo, việc xử lý tài sản đảm bảo của các TCTD, nghĩa vụ của DN và TCTD về tài sản đảm bảo, tạo cho các TCTD có những cơ sở vững chắc, yên tâm khi mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNNQD.
- Tiếp tục duy trì và thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt để kiểm soát lạm phát, tạo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các NH thương mại và các DN nói chung. Thực thi chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, quản lý ngoại hối….một cách linh hoạt mềm dẻo, điều tiết hoạt động của nền kinh tế và của các TCTD một cách hiệu quả.
- NH nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm tín dụng NH. Bên cạnh đó cần thành lập các công ty tư vấn nhằm cung cấp thông tin về thị trường, thông tin về DN một cách chính xác, giúp cán bộ tín dụng có những thông tin về tình hình của khách hàng, từ đó đưa ra được các quyết định tín dụng khách quan, chính xác. Đồng thời, cũng giúp cho các DNNQD có đầy đủ thông tin về thị trường tài chính, nền kinh tế hay thông tin về các TCTD.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các NH thương mại để đảm bảo cho hệ thống NH thương mại hoạt động lành mạnh, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế.
- Chỉ đạo các NHTM báo cáo rõ các vướng mắc, tồn tại, bất cập (nếu có) trong các văn bản pháp luật đã ban hành và những yêu cầu về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động đã phát sinh cần có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, để NH nhà nước kịp thời xem xét, chỉnh sửa hoặc ban hành mới, tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động NH và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
- NH nhà nước nên có những hình thức thông báo thường xuyên về tình hình biến động kinh tế cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước và quốc tế để các NHTM mại làm cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh và công tác nghiên cứu của mình. Cảnh báo sớm những nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống NHTM, có cơ chế bảo vệ NHTM trước những tin đồn có khả năng gây rủi ro thanh toán….
- Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện để hiệp hội NH thực sự thực hiện tốt mục tiêu tăng cường sự hợp tác giữa các NHTM.
- Tăng cường các chương trình đào tạo, tập huấn cho các NHTM. Đặc biệt là các khóa học về quản trị NH và các kỹ năng lãnh đạo. Đồng thời, NH nhà nước có các biện pháp tăng cường tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học để các chương trình đào tạo của các trường đi sát thực tế hơn.
- CIC nâng cao hơn nữa chất lượng thu nhận, phân tích và dự báo thông tin tín dụng để các NHTMcó đủ thông tin đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, có thêm cơ sở quyết định cho vay được an toàn, hiệu quả.