Khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của NH NH muốn mở rộng hoạt động cho vay của mình phải phụ thuộc vào nhu cầu vốn cho mở rộng SXKD của DN. Nếu như trong một thời kỳ nào đó, do môi trường kinh doanh không thuận lợi, các DN không muốn mở rộng SXKD, nhu cầu về vốn vay ngân hàng giảm thì NH không thể mở rộng hoạt động cho vay của mình. Tùy từng loại hình DN, tùy từng thời kỳ khác nhau trong năm mà nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển khác nhau, ngân hàng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ từng loại hình DN, xác định được thời kỳ nhu cầu vốn tăng cao, từ đó có chiến lược mở rộng hoạt động tín dụng của mình.
- Về quy mô của DN.
Quy mô DN càng cao và năng lực tài chính càng vững mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay đối với các DN càng lớn. Do vậy, DN sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận nguồn vốn vay NH và hoạt động cho vay của NH cũng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trở ngại đầu tiên trong việc tiếp cận vốn vay NH của các DNNQD xuất phát từ quy mô của DN. Các DNNQD chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, vốn CSH thấp, năng lực tài chính chưa cao, nếu chưa tạo dựng được uy tín bằng năng lực kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn thì DN rất khó tìm người bảo lãnh cho mình trong quan hệ vay vốn với NH. Vì vậy, việc khó tiếp cận được vốn vay NH đối với NH. Do đó việc khó vay được vốn của NH đối với DNNQD là điều dễ hiểu.
- Tính khả thi của dự án.
vốn vay NH, đồng thời vẫn còn một phần lợi nhuận cho DN…. Tuy nhiên, việc xây dựng dự án khả thi của không ít các DNNQD còn yếu, trong khi dịch vụ tư vấn hỗ trợ các DN lại chưa phát triển. Bên cạnh đó, còn rất nhiều DNNQD lập báo cáo tài chính chưa rõ ràng, không minh bạch do yếu kém về quản trị DN, nên các báo cáo tài chính không đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, còn nhiều DN lập báo cáo tài chính chỉ để đối phó với cơ quan thuế, nên đã cố tình làm giảm khấu hao, tăng sản phẩm dở dang, nợ treo… Một số DN khác còn làm trái chức năng được cấp phép, làm trái pháp luật, sử dụng giấy tờ giả để lừa cơ quản lý nhà nước trong việc xin hoàn thuế hoặc góp vốn liên doanh, liên kết… Do nguồn tài chính hạn hẹp, quá trình tích tụ và tập trung vốn thấp, khả năng xây dựng dự án khả thi yếu, không ít DN hoạt động kinh doanh chạy theo thương vụ, không có chiến lược phát triển cụ thể, nên mức độ rủi ro cao, trong khi các báo cáo tài chính không đủ sức thuyết phục do chưa chấp hành tốt công tác kế toán thống kê. Một số DN chưa nhận thức đúng, đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý trong việc đăng ký kinh doanh, nên việc tiếp cận vốn vay từ NH thương mại còn hạn chế. Do đó, tính khả thi của dự án có ảnh hưởng rât quan trọng đến quyết định cho vay hay không cho vay của NH.
- Tài sản đảm bảo, thế chấp.
Nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn của các DNNQD đó chính là tài sản đảm bảo, thế chấp. Bởi vì, tài sản đảm bảo, thế chấp chính là căn cứ để NH xác định mức cho vay tối đa đối với khách hàng. Vì vậy, nếu DN có đủ tài sản đảm bảo, thế chấp hoặc có tài sản đảm bảo thế chấp có giá trị cao thì DN sẽ dễ dàng tiếp cận được vốn vay của NH hơn. Tuy nhiên, hầu hết các DNNQD đều không có tài sản đảm bảo, thế chấp đủ tiêu chuẩn. Giá trị tài sản đảm bảo, thế chấp thường thấp hơn nhu cầu vốn cần vay. Trong khi đó, các DNNQD chưa có đủ uy tín đối với NH để có thể vay bằng tín chấp. Điều này gây trở ngại cho các DNNQD trong việc tiếp cận vốn vay của NH.