MIẾN ĐIỆN TỪ SAU CUỘC ĐẢO CHÍNH CÁCH MẠNG NĂM 1962.

Một phần của tài liệu Lịch sử Miến Điện - Thầy Hoàng (Trang 56 - 73)

I. MIẾN ĐIỆN DƯỚI THỜI CHÍNH PHỦ THAKIN NU (1948 – 1962) 1 Tình hình kinh tế ở Miến Điện trong năm 1948.

MIẾN ĐIỆN TỪ SAU CUỘC ĐẢO CHÍNH CÁCH MẠNG NĂM 1962.

Biến cố ngày 2.3.1962 không chỉ là một cuộc đảo chính quân sự đơn thuần, mà đó là một biến cố lớn lai, mở ra thời kì của những cải cách chính trị, kinh tế và xã hội quan trọng, những thay đổi khá triệt để, dưới sự lãnh đạo của quân đội.

Ngay trong những ngày đầu tiên cầm quyền, hội đồng cách mạng gồm 17 người đã tạm ngưng nhận viện trợ của nước ngoài (9.3) và vài ngày sau ra quyết định đình chỉ các hoạt động tài chính của Mỹ và Anh và của các tổ chức tư nhân nước ngoài ở Miến Điện. Hiến pháp cũng bị ngưng thực hiện, Quốc hội bị giải tán, quyền lực ở các cấp hành chính bây giờ chuyển sang tay các ủy ban an ninh và hành chính do các quân nhân phụ trách. Nói chung, quá trình xác lập quyền lực của quân đội diễn ra một cách khá êm ả trong cả nước vì nhân dân đã tỏ ra chán ngán với cuộc sống không ổn định dưới thời các chính phủ đại nghị tư sản.

Ba tuần lễ sau cuộc đảo chính, thiếu tướng Sein Win – một thành viên của Hội đồng Cách mạng – tuyên bố: "Cuộc cách mạng đầu tiên là giành độc lập và bây giờ là cuộc cách mạng thứ hai có nhiệm vụ cải thiện điều kiện xã hội và kinh tế của nhân dân

đang hướng đến mục tiêu xã hội chủ nghĩa" (). Tư tưởng chỉ đạo đường hướng xây dựng

xã hội dưới sự lãnh đạo của hội đồng Cách mạng (HĐCM) được trình bày trong hai tài liệu cơ bản mang tên "Con đường đi đến chủ nghĩa xã hội của Miến Điện" và "Triết học của Đảng Chương trình xã hội chủ nghĩa Miến Điện: hệ thống tương quan giữa con người và mọi người".

"Chủ nghĩa xã hội Miến Điện"

Được HĐCM tuyên bố ngày 30.1.1962, "Con đường đi đến chủ nghĩa xã hội của

Miến Điện" là một cương lĩnh chính trị quan trọng xác định rõ đường lối phát triển của

đất nước. Tư tưởng chỉ đạo được đề ra trong cương lĩnh là xoá bỏ chế độ người bóc lột người và xây dựng chủ nghĩa xã hội mà mục tiêu kinh tế là phát triển sản xuất để nâng cao mức sống chung, xoá bỏ tệ thất nghiệp và mọi người đều được đảm bảo có phương tiện sinh sống. Để đi đến chế độ kinh tế như vậy, cương lĩnh nói rằng phải quốc hữu hoá ngh tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương... Chế độ sở hữu nhà nước phải là nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Khu vực tư bản và kinh doanh tư nhân vẫn được tồn tại trong suốt giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội: chúng sẽ nằm trong tay người Miến và sẽ được hạn chế một cách hợp lí. Sau khi đi lên chủ nghĩa xã hội, các nhà tư bản sẽ được giao phó những nhiệm vụ mới. Mọi cá nhân sẽ được đóng góp công sức tùy theo khả năng và sẽ được nhận phần tùy theo chất lượng và số lượng lao động của họ. Xã hội mới trong giai đoạn quá độ không phải là xã hội bình quân vì con người khác nhau cả về trí lực lẫn thể lực. Tuy nhiên,

Cương lĩnh nhìn nhận rằng: "Chỉ có đạo đức lành mạnh khi nào bao tử no đủ". Để đạt được những mục tiêu kinh tế và xã hội kể trên, phải xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thay chế độ dân chủ đại nghị vì nó không phù hợp với Miến Điện. Chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ phối hợp "sự thống nhất giữa ý chí và sáng kiến của

cá nhân và của nhóm... và sự chỉ đạo tập trung của xã hội". Trong chế độ dân chủ xã

hội, công nhân và nông dân là lực lượng tiên phong và bảo vệ.

Những nguyên tắc chỉ đạo đạo đức của chế độ mới là phẩm cách con người xuất phát từ lao động của hõ và tôn giáo và văn hóa phải đưa người ta đến một nền đạo đức thật sự.

Mục tiêu trước mắt của chế độ là xây dựng lại cấu trúc hành chính và sắp xếp lại ưu tiên kinh tế, trong đó hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển công nghiệp được giành ưu tiên hàng đầu trong đầu tư.

Cương lĩnh xác định tính chất của mối quan hệ giữa các dân tộc sống trên lãnh thổ liên bang Miến Điện là đoàn kết và hữu nghị. Mọi người đều tìm thấy chỗ đứng trong xã hội mới, có quyền tin theo đạo của mình.

Tháng 1.1963, tức gần một năm sau khi lên cầm quyền, ban lãnh đạo HĐCM và Đảng Chương trình Xã hội chủ nghĩa Miến Điện đã công bố cương lĩnh mang tính chất triết học của họ mang tên "Triết học của Đảng Chương trình Xã hội chủ nghĩa Miến

Điện: hệ thống tương quan giữa con người và môi trường". đây là một cương lĩnh mangn

ội dung tư tưởng và triết học, xem xét hầu hết mọi vấn đề triết học, từ những vấn đề về tồn tại đến những vấn đề về đạo đức-thẩm mỹ. Cương lĩnh đã xác định mục tiêu của Đảng là xây dựng chủ nghĩa xã hội được định nghĩa như sau: "Đó là một hệ thống kinh tế, đặt cơ sở trên sự tương xứng giữa tính chất xã hội của sản xuất và sở hữu xã hội

của tư liệu sản xuất". Do đó, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cương lĩnh bài

xích quyền sở hữu cá nhân đối với tư liệu sản xuất vốn dĩ là nguồn gốc của mâu thuẫn đấu tranh giai cấp, là lịch sử của quần chúng lao động vốn là động lực xây dựng cuộc sống.

Mặc dù có những quan điểm gần gũi với chủ nghĩa Marx, ban lãnh đạo Đảng Chương trình Xã hội chủ nghĩa vẫn cố hết sức tránh việc bị dư luận nghĩ là họ đã đi theo hệ tư tưởng này. Họ vừa nhấn mạnh sự đối lập giữa tư tưởng của họ với tư tưởng tư sản, vừa xác định rằng tư tưởng của họ là con đường thực tiễn nằm giữa, không theo quan điểm tả khuynh, mà cũng không theo quan điểm hữu khuynh.

Kế hoạch diệt trừ tệ quan liêu, phát triển các ngành kinh tế phải gắnliền với việc hạn chế hoạt động kinh doanh tư nhân. Cương lĩnh cũng nói rõ sẽ tiến hành cải cách trong lĩnh vực giáo dục và y tế và công bố quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.

Một trong những điều quan tâm đầu tiên của chế độ mới là tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng. Là những đại diện của giới quân nhân, vốn là giới thường không được

nhân dân ưa thích, HĐCM ngay từ những ngày đầu chấp chính đã nhận thức được rằng phải đặt quan hệ thật tốt với nhân dân và tranh thủ sự ủng hộ của họ thì mới có thể thực hiện thành công những biện pháp cải tiến triệt để. Chính kinh nghiệm cầm quyền trong khoảng thời gian ngắn ngủi hai năm (1958-60) đã dạy cho họ điều đó. Một công việc cũng không kém phần cấp bách là phải xác lập quyền lãnh đạo quần chúng thông qua một tổ chức chính trị vững chắc. Có như vậy, những chính sách và mệnh lệnh của ban lãnh đạo cách mạng mới có thể được thực hiện một cách trọn vẹn và đúng ý muốn. HĐCM đã vận động lãnh tụ các chính đảng cùng hợp tác thành lập một đảng Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của HĐCM, hầu hết các lãnh tụ của Mặt trận Thống Nhất Dân tộc đồng ý, nhưng lãnh tụ các đảng khác hoặc ngần ngừ hoặc khước từ. Trước tình hình đó, ngày 4.7.1962, HĐCM đã thành lập một chính đảng mới mà mục tiêu là lãnh đạo nhân dân và đất nước Miến Điện xây dựng chủ nghĩa xã hội như đã trình bày trong hai cương lĩnh. Chính đảng này mang tên đảng Chiến tranh Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện.

Những biện pháp kinh tế đầu tiên của HĐCM. Nền kinh tế bị suy đốn.

Những biện pháp kinh tế đầu tiên mà HĐCM thực hiện là quốc hữu hoá các cơ sở kinh doanh lớn của tư bản nước ngoài và trong nước. Ngày 27.12.1962, tất cả các giếng dầu của hai công ty "Burma corporation" và "Burma Oil Company" đã bị quốc hữu hoá. Như vậy, kể từ đây công nghiệp khai thác dầu hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Ngày 21.2.1963, tất cả các ngân hàng (14 của nước ngoài, 10 của người Miến) bị quốc hữu hoá và biến thành "ngân hàng nhân dân" mà mục tiêu hoạt động sẽ là tài trợ cho quỹ tín dụng của nông dân. Ngay sau đó, chính phủ tuyên bố quốc hữu hoá việc thu mua, phân phối và xuất khẩu gạo, ngành nông nghiệp khai thác và chế biến lâm sản. Như mọi người đều biết, gạo là mặt hàng chính của ngành ngoại thương, là hàng hoá chính trong hoạt động trao đổi giữa thành thị và nông thôn. Đó cũng là mặt hàng xuất khẩu chính. Do đó, mọi diễn biến ttrên thị trường gạo luôn có ảnh hưởng quyết định đến tình hình nội thương. Khi tổ chức độc quyền thu mua và phân phối gạo, chính phủ hy vọng sẽ qua đó mà khống chế được thị trường nội địa. Sau đó, chính phủ lần lượt cấm tư nhân buôn bán tổng cộng khoảng 400 mặt hàng nông nghiệp, trong đó có sản phẩm chính như thuốc lá, đay, bông, vừng, đường mía...

Kế hoạch quốc hữu hoá công nghiệp được tiến hành qua nhiều giai đoạn: tháng 4.1963 quốc hữu hoá các công ty giao thông vận tải, 1/15 ngành nông nghiệp khai thác và chế biến lâm sản... Tất nhiên chính sách sớm gặp phải sự chống đối, tuy không mãnh liệt, từ phía giai cấp tư sản dân tộc. Để trấn áp những bọn phá hoại, ngày 19.10, chính phủ ban hành đạo luật theo đó chính phủ có quyền quốc hữu hoá bất kì xí nghiệp tư nhân nào trong nước, bất kì ai ngăn cản việc thi hành đạo luật này sẽ bị bằt giam trong thời hạn đến 5 năm. Sau đó chính phủ công bố "Đạo luật bảo vệ nền kinh tế xã

hàng hoá, "gây khó khăn cho những hoạt động của các tổ chức thương mại và ngân

hàng, cũng như có hoạt động buôn lậu hàng hoaù" thì sẽ bị tống giam.

Trong quá trình quốc hữu hoá, một trong những hành động gây ra những tác động sâu xa nhất là lệnh quốc hữu hoá Tổ hợp phát triển kinh tế vốn do các sĩ quan quân đội, dưới quyền chỉ huy của tướng Aung Gyi quản lý và cả các cơ sở thương mại của Học viện Quân sự. Biện pháp này đã giáng một đòn nặng nề vào phe của tướng Aung Gyi, vốn tỏ ra đối lập với đường lối của HĐCM. Ngay sau đó, ông này đã bị loại trừ khỏi Hội đồng.

Tiếp tục những biện pháp cứng rắn nhằm tiệu diệt những kẻ chống đối, mà giờ đây chủ yếu xuất phát từ tư sản thương mại, ngày 1.10.1963, HĐCM đình chỉ việc cấp giấy phép nhập khẩu hàng hoá cho tư nhân và ngày 19.3.1964 ra sắc lệnh quốc hữu hoá các cơ sở thương mại ở Rangoon. Trong những ngày sau đó, các cơ sở thương mại ở những nơi khác trong nước cũng lần lượt bị quốc hữu hoá. tuy nhiên, sắc lệnh này không áp dụng cho những người buôn bán nhỏ và rong. Tháng 4.1964, đến lượt các giấy phép tư nhân xuất khẩu hàng hoá bị tuyên bố không còn hiệu lực và thay vào đó, HĐCM thành lập Cơ quan Xuất khẩu-Nhập khẩu (Myéme Export Import Corporation). Nhưng cũng vào thời điểm này, thực tế đã cho thấy rõ chỉ thiết lập quyền kiểm soát các hàng hoá này trên thị trường và hoạt động ngân hàng thì vẫn chưa đủ vì có một số người còn nắm trong lượng tiền mặt rất lớn. Họ đã dùng tiền đó thu gom những mặt hàng thiết yếu để rồi sau đó lợi dụng những yếu kém trong phân phối hàng hoá của thương nghiệp quốc doanh trong buổi đầu tiên hoạt động để tung ra bán với giá chợ đen. HĐCM đã đề ra nhiều biện pháp chống lại lối làm giàu bất chính này. Tháng 10.1963, chính phủ ban hành đạo luật mới về thuế lợi tức, theo đó không đánh thuế những người có mức lợi tức hàng năm dưới 4.200 kvat và đánh thuế lũy tiến những người có số thu nhập trên mức này (ở mức thu nhập trên 100.000 kvat, thuế lên đến trên 80% và đến 90% đối với mức thu nhập trên 300.000). Đây là biện pháp nhằm làm cho tư nhân không thể tích lũy không chỉ những món tiền lớn mà có những món tiền trung bình và đặt khu vực kinh tế tư bản tư nhân vào tình thế không thể tiếp tục mở rộng việc tái sản xuất tư bản bằng cách dựa vào chính mình hay liên minh với tư bản nước ngoài.

Tiếp đó, tháng 5.1964 HĐCM quân đội cấm lưu hành các loại giấy bạc cao – 100 và 50 kvat – và tiến hành đổi tiền mới theo mức thuế lợi tức. Những loại giấy bạc lớn này thường nằm trong tay thương nhân, các nhà công nghiệp, các mại bản, bọn đầu cơ, cho vay nặng lãi, địa chủ. Do đó, biện pháp vừa kể đã gây thiệt hại đến quyền lợi của họ, nhưng đồng thời nó cho phép giảm gần phân nửa giá trị khối lượng tiền tệ đang lưu hành trong nước. Theo thống kê qua chính phủ, biện pháp vừa kể không gây thiệt hại cho người lao động và những người nào có mức lợi tức dứơi 4.200 kvat sẽ không bị truy thu thuế và sẽ được đổi đầy đủ. Trong số 1.364.000 người đi đổi tiền, chỉ có

27.000 – tức 2% – có số tiền trên 4.200 kvat, nhưng chính phủ nắm trong tay đến 43% tổng số tiền lưu hành và phải đóng số thuế lên đến 132 triệu kvat.

Tất cả hoạt động quốc hữu hoá nói trên đã làm suy yếu hẳn vị thế kinh tế của giai cấp đãi và turng tư sản, nhưng đồng thời do thiếu kinh nghiệm và tính nôn nóng muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, mà HĐCM chưa lường hết được những hậu quả tai hại phát sinh, tác động xấu đến tình hình sản xuất, lưu thông hàng hoá và mức sống của người dân lao động. Cuối năm 1964, chính phủ đã phải trả lại cho tư nhân 3.000 cơ sở thương mại nhỏ (trong số 12.000 bị quốc hữu hoá).

Trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng diễn ra những thái độ quan trọng không kém. Ruộng đất của nông dân là yêu cầu cấp bách đặt ra cho HĐCM. Đầu những năm 1960, có đến trên nửa triệu phải lĩnh canh ruộng đất. Nhưng đồng thời trong nước lại hầu như không có địa chủ lớn. Nguyên nhân là do sau chiến tranh, số địa chủ lớn bỏ chạy ra nước ngoài trước đó không quay về, còn số địa chủ nhỏ lại không đông. Theo sliệu chính thức năm 1961 – 62, thì Miến Điện chỉ có 2.336 địa chủ sở hữu số ruộng đất trên 50 acres (20 ha) và chỉ có 300 địa chủ làm chủ trên 100 acres (40ha), vì sợ bị quốc hữu hoá, đám địa chủ đã phân chia ruộng đất cho bà con và những người làm công.

Một trong những vấn đề cần phải giải quyết để có thể tiến hành thành công nhất bất kì một cuộc cải cách ruộng đất nào là cung cấp đầy đủ tín dụng cho nhân dân. Có những số liệu cho thấy khi bắt đầu vụ mùa, có đến 95% nông dân không có phương tiện để trang trải các khoản chi phí làm đất và 30% không có súc vật kéo. Kinh nghiệm cho thấy vì không giải quyết được vấn đề tín dụng mà chương trình cải cách ruộng đất của AFPFL không thành công: chỉ vì trong những năm 1958 – 60, nông dân bị mất hơn 20 vạn acres vào tay địa chủ, vốn cũng là những người cho vay nặng lãi và thương nhân.

Trong những năm 1962-63, Ủy ban Thực hiện Cải cách Ruộng đất trực thuộc HĐCM đã đề ra một số đạo luật và quyết định chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất, trong đó có những đạo luật về thu mua nông sản, về cho thuê đất và bảo vệ các quyền của nông dân, về việc mở rộng quỹ tín dụng nông nghiệp của nhà nước cho nông dân. Theo đạo luật về cho thuê đất được công bố tháng 3.1963, thì quyền phát canh đất mà địa chủ cho thuê phải hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Ủy ban ruộng đất, vốn không

Một phần của tài liệu Lịch sử Miến Điện - Thầy Hoàng (Trang 56 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w