TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ MIẾN ĐIỆN DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA NHẬT.

Một phần của tài liệu Lịch sử Miến Điện - Thầy Hoàng (Trang 31 - 33)

VI. MIẾN ĐIỆN DƯỚI ÁCH CHIẾM ĐÓNG CỦA NHẬT (1941 – 1945) Âm mưu của Nhật đối với Miến Điện.

TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ MIẾN ĐIỆN DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA NHẬT.

chỗ thiếu hụt, các đơn vị BIA đã tăng cường chiếm đoạt vũ khí của quân đội Anh-Ấn đang tan rã. Tất cả đã làm quan hệ giữa BIA và Nhật trở nên căng thẳng, ở một số nơi đã sớm xảy ra xung đột.

Khi chiếm được vùng Hạ Miến, BIA đã thành lập các "Ủy ban hành chính Miến Điện tự do" ; nhưng Nhật chần chừ không thừa nhận các Ủy ban này và nhất là tìm cách ngăn cản không cho BIA mở rộng ảnh hưởng của mình. Bộ tư lệnh Nhật đã ra lệnh cho các đơn vị BIA tập trung hai cánh hành quân ngang qua vùng châu thổ và sau đó tiến dọc theo sông Irandawy lên phía thượng lưu ; và lên Bhamo. Như vậy, BIA bị gạt khỏi các cuộc hành quân chiếm đóng vùng Thượng Miến.

Đầu tháng 6, Nhật thiết lập chính quyền quân sự thâu tóm mọi quan hệ hành trong nước. Tuy nhiên, Nhật chưa tính đến chuyện loại hẳn những nhà hoạt động dân tộc chủ nghĩa. Một Miến Điện yên ổn như vậy vẫn hơn một Miến Điện xáo trộn. Ngày 1.8, chính quyền bản xứ được thành lập, do Ba Maw làm thủ tướng. Quyền hạn của chính phủ này bị giới hạn chặt chẽ và phụ thuộc vào sự kiểm soát của các cố vấn Nhật ở tất cả các nơi. Tuy không ưa những người Thakin, nhưng vì họ rất được lòng dân và cũng muốn tạo bộ mặt thiện cảm với chính phủ mới, Ba Maw và Nhật đã để cho hai người Thakin cánh tả là Mya và Than Tum tham gia chính phủ trong các chức vụ Bộ trưởng Nội vụ và bộ trưởng Nông nghiệp. Ban lãnh đạo Dohbma Asiayone coi việc này là cơ hội lợi dụng các phương tiện hợp pháp cho các mục tiêu kháng Nhật. Cũng trong tháng 6, BIA bị giải tán và được thay bằng quân đội Phòng Thủ hiến (Burma Defency Army – BFA) gồm khoảng 3.000 người đặt dưới quyền kiểm soát của các cố vấn Nhật. Tư lệnh là Aung San.

Như vậy, Miến Điện đã thực sự trở thành thuộc địa của đế quốc Nhật.

TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ MIẾN ĐIỆN DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊCỦA NHẬT. CỦA NHẬT.

Đối với Nhật, tầm quan trọng của Miến Điện nằm ở chỗ đây là cửa ngõ dẫn vào Ấn Độ và Trung Quốc.

Trước tháng 8.1943, toàn bộ lãnh thổ Miến Điện được đặt dưới quyền của Bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 15. Ông này nắm toàn bộ quyền hành trong tay. Một cơ quan góp phần duy trì trật tự ở Miến Điện trong những năm 1942-43 là "Chính quyền quân sự" (Gunseikanbu). Nhiệm vụ của nó là đảm bảo sao cho mọi yêu cầu của quân đội

Nhật đều được các giới chức Miến Điện đáp ứng đầy đủ. Gunseikanbu trực tiếp điều khiển công việc chính trị, trong khi ở những lĩnh vực khác nó đóng vai trò kiểm tra.

Hiến binh tức Kempeitai, được giao trách nhiệm ổn cố và duy trì an ninh trong nước chống bọn gián điệp và phá hoại. Đây là công cụ trực tiếp trấn áp mọi mưu toan phản kháng chống ách thống trị của quân chiếm đóng. Quyền hành của những người phụ trách Kempeitai rất lớn. Họ được toàn quyền can thiệp vào mọi sinh họat của nước Miến Điện bị chiếm đóng.

Tình hình chiến tranh còn diễn biến không thuận lợi cho Nhật thì chính sách chiếm đóng của Nhật càng tỏ ra mềm dẻo hơn. Tháng 1.1943, thủ tướng Nhật tuyên bố trước Quốc hội rằng trong vòng một năm nữa Miến Điện và Philippines sẽ được giao trả độc lập. Ngày 1.8 sau nhiều tháng giằng co và thương lượng, chính phủ đầu tiên của nước Miến Điện "độc lập" ra đời. Một số lãnh tụ Thakin đã tham gia chính phủ này: Aung San – Bộ trưởng Quốc phòng, Thakin Kyu – phó thủ tướng, Than Tun – Bộ trưởng Nông nghiệp, Thakin Nu – bộ trưởng Ngoại giao. Ngày 26.8 BDA được cải tổ thành quân đội quốc gia Miến (Burma National Army – BNA) do đại tá Ne Win làm tư lệnh.

Thực tế tình hình trên cho thấy đây chỉ là nền độc lập giả tạo, toàn bộ quyền hành vẫn nằm trong tay chính quyền quân sự, mặc dù kín đáo hơn trước. Tuy nhiên có điều đáng chú ý là BNA được tăng thêm quân số và trang bị tốt hơn. Nhờ đó, quá trình biến BNA thành lực lượng vũ trang chính của phong trào giải phóng dân tộc diễn ra dễ dàng hơn.

Trong khi đó, những người Thakin trong chính phủ Ba Maw đã lập các mối quan hệ ngày càng chặt với phong trào kháng chiến chống Nhật. Cá nhân Ba Maw biết rất rõ điều này, giữa năm 191944, ông còn được báo cho biết kế hoạch hoạt động của Than Tun và Aung San (). Chẳng những không làm gì cả để hại họ, mà thậm chí ông còn bảo vệ một vài lãnh tụ kháng chiến, như Than Tun chẳng hạn, khi họ rút vào bí mật vào tháng 3.1945. Tuy nhiên, khi được đề nghị tham gia phong trào kháng chiến, ông đã từ chối.

Những năm chiếm đóng của Nhật đã để lại nhiều hậu quả nặng nề lên cuộc sống của nhân dân Miến Điện. Không được đảm bảo những điều kiện tối thiểu để phát triển, nền kinh tế Miến Điện đã suy giảm mau chóng. Từ 1,4 triệu acres trước chiến tranh, diện tích trồng lúa năm 1943-44 giảm xuống còn 7,2 triệu, còn mức thu hoạch từ 6-7 triệu tấn trước chiến tranh nay chỉ còn 1/10 (). Ngành xuất khẩu bị tê liệt hoàn toàn: chỉ còn 2% so với trước chiến tranh. Người dân bị thiếu thốn tất cả mọi đồ dùng tối cần cho sinh họat hàng ngày: lương thực, vải, dầu, diêm, thuốc... Kinh tế tê liệt làm cho nạn thất nghiệp gia tăng. Số đông thợ thuyền đã bỏ về nông thôn. Người dân còn phải gánh thêm một tai hoạ khủng khiếp khác: họ bị huy động đi xây đắp các công

trình quân sự. Đến năm 1944, số người bị cưỡng bức đi lao động lên đến 80 vạn, nhiều hơn bất kì nước nào ở Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Lịch sử Miến Điện - Thầy Hoàng (Trang 31 - 33)