NHÂN DÂN MIẾN ĐIỆN ĐẤU TRANH ĐÒI ANH THỪA NHẬN NỀN ĐỘC LẬP (1945 – 1948).

Một phần của tài liệu Lịch sử Miến Điện - Thầy Hoàng (Trang 35 - 40)

VI. MIẾN ĐIỆN DƯỚI ÁCH CHIẾM ĐÓNG CỦA NHẬT (1941 – 1945) Âm mưu của Nhật đối với Miến Điện.

NHÂN DÂN MIẾN ĐIỆN ĐẤU TRANH ĐÒI ANH THỪA NHẬN NỀN ĐỘC LẬP (1945 – 1948).

(1945 – 1948).

Anh âm mưu lập lại ách thống trị.

Ngày 17.5.1945, chính phủ Anh công bố quyển "Sách Trắng" về Miến Điện, mà sau đó ngày 1.6 Quốc hội Anh đã thông qua. Văn kiện gồm hai nội dung chính ;

1. Tình trạng tiến đến một chính phủ tự trị ở Miến Điện bị đình chỉ.

2. Việc phục hồi sinh họat kinh tế và xã hội của Miến Điện vốn là nền tảng của mọi cấu trúc chính trị dân chủ, phải được thực hiện trước việc khôi phục các định chế chính trị để có từ trước chiến tranh. Công việc phục hồi vừa kể sẽ đòi hỏi những tổn phí vựơt quá sức của Miến Điện và nó phải được tiến hành dưới quyền lãnh đạo của viên toàn quyền.

Vì vậy, Sách trắng cho rằng cần kéo dài thời hạn cai trị của toàn quyền thêm 3 năm nữa. Sau đó, một chính phủ đại nghị sẽ được thành lập theo kiểu đã có trước chiến tranh, trên cơ sở kết quả bầu cử.

Sách trắng không hề đề cập gì đến khả năng trao trả độc lập và thậm chí cả

những quyền tự do nửa vời có ghi trong Đạo luật năm 1935. Trái lại, Sách trắng nói nhiều đến việc khôi phục địa vị của tư bản Anh trong công nghiệp và trả lại đất đai cho các chủ cũ người Anh ().

Nội dung của Sách trắng cho thấy giới cầm quyền Anh ở chính quốc không hiểu nhiều về tình hình Miến Điện. Họ không hiểu rằng thất bại của quân Anh da trắng trước quân Nhật da vàng đã làm cho dứơi mắt người Miến uy tín của chế độ thuộc địa bị giảm sút rất nhiều, và mọi tầng lớp nhân dân Miến giờ đây rất khao khát được độc lập. Người Anh cũng không nhận ra rằng AFPFL lúc này đã tập hợp được trên 20 vạn người thuộc nhiều tổ chức, hội đoàn và đảng phái theo những xu hướng khác nhau. Do via trò lãnh đạo của nó trong cuộc kháng chiến chống Nhật, AFPFL đã giành được sự ủng hộ và tin ỵêu của đại bộ phận đất Miến. Tuy nhiên, AFPFL có một chỗ yếu là do

Miến Điện được quân Đồng minh giải phóng quá nhanh(4), AFPFL không kịp xây dựng được hệ thống chính quyền của riêng mình, giống như tình hình ở các nước Đông Nam Á khác: Malaysia, Việt Nam, Indonesia.

Tháng 8.1945, hội đồng tối cao AFPFL đã triệu tập Hội nghị với sự tham gia của tất cả đại diện những tổ chức thành viên. Hội nghị đã ra nghị quyết bảy tỏ lòng biết ơn đối với việc quân đồng minh giải phóng Miến Điện khỏi ách thống trị của Nhật, nhưng đồng thời đòi tiến hành bầu cử ngay, triệu tập Quốc hội lập hiến và thừa nhận Miến Điện có quyền tự giải quyết số phận của mình. Nghị quyết nói rõ: "Nhân dân Miến Điện đồng tâm nhất trí kiên quyết nổ lực xây dựng một nước Miến Điện tự do trong một

thế giới tự do". Trong lúc chờ đợi Quốc hội lập hiến được triệu tập, AFPFL đề nghị

thành lập một chính phủ lâm thời có quyền hành rộng rãi. Như vậy, AFPFL muốn đi đến độc lập bằng con đường hòa bình.

Mưu toan phục hồi chế độ thực dân cũ của Anh đã sớm gây ra tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa các lãnh tụ AFPFL và toàn quyền Dorman Smith. Ông này kiên quyết không chịu thừa nhận AFPFL là tổ chức đại diện quyền lợi của nhân dân Miến Điện. Trong lĩnh vực kinh tế, chính sách của ông ta là phục hồi các xí nghiệp của Anh trước chiến tranh và công việc làm ăn của giới cho vay nặng lãi người Chettyar nhằm phục vụ mục tiêu chính là lập lại chế độ thu thuế cũ và cán cân ngoại thương có lợi. Nhưng cái mà người nông dân Miến cần là nhập và phân phối một cách thiết thực trâu bò và quần áo, được vay tín dụng để làm mùa và được tiếp tục cày cấy mảnh đất đã có trong lúc chờ đợi một đạo luật mới về đất đai. Chính quyền thực dân dự trù chỉ trả cho nông dân 150 rupi cho 100 thúng gạo, tức chỉ bằng 1/2 giá năm 1941, trong khi giá các mặt hàng tiêu dùng và trâu bò tăng hơn 4 lần. Người Miến còn phản đối chính sách tiếp tục cho di dân người Ấn được nhập cư và trực tiếp kiểm soát các dân tộc ngoại vi ngay cả sau khi Miến Điện đã được tự do.

Ngày 22.9, ban lãnh đạo AFPFL gửi cho toàn quyền Dorman Smith thư đề nghị mọi chức vụ trong Hội đồng hành pháp, ngoại trừ hai ghế quốc phòng và ngoại giao, sẽ do người Miến nắm giữ. Ngoài ra, Hội đồng toà án tối cao sẽ chỉ gồm toàn người Miến và một cố vấn người Miến sẽ được bổ nhiệm tại trụ sở ở London của bộ Ngoại giao Anh. Phía Anh cũng được yêu cầu không đưa ra một cam kết lâu dài nào, trước khi một hội đồng hành pháp được tuyển chọn, liên quan đến vấn đề nhập cư thương mại, khế ước lâm nghiệp và những phương tiện khai thác dầu và quặng. Dorman Smith không thèm trả lời và đưa ra phản đề nghị, theo đó chính quyền thực dân chỉ nhận 7 lãnh tụ AFPFL vào Hội đồng hành pháp và giữ lại các ghế Nội vụ, vấn đề biên giới, quốc phòng và ngoại giao cho người của ông ta. Những thành viên của Hội đồng phải thực hiện chương trình tái thiết để được London chuẩn y, nếu không họ sẽ phải từ chức. Anh còn tìm cách lôi kéo một số phần tử AFPFL ly khai vào Hội đồng để mong gieo rắc mầm chia rẽ trong hàng ngũ những người dân tộc, nhưng không thành công.

AFPFL thúc đẩy phong trào quần chúng đòi độc lập.

Tháng 1.1946, AFPFL tổ chức Đại hội lần thứ 1 ở Rangoon. Đại hội xác định mục tiêu của Liên minh là đi đến độc lập hoàn toàn bằng con đường thành lập chính phủ lâm thời và bầu Quốc hội lập hiến. Về kinh tế, Đại hội tuyên bố sẽ giao ruộng đất cho những người trực tiếp canh tác, tăng giá thu mua gạo, hủy bỏ số tiền thuế mà nông dân còn thiếu và giảm mức tô tức, quốc hữu hoá các xí nghiệp của người Anh.

Tuy đã xác định mục tiêu và phương pháp đấu tranh như trên, AFPFL không phải là một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ. Một số chính khách phải tán thành chính sách cộng tác với thực dân Anh trong khuôn khổ nội dung Sách trắng đã rời bỏ hàng ngũ, trong khi một nhóm đảng viên cộng sản đòi Liên minh mau chóng chuyển sang hành động và lên tiếng tố cáo Liên minh là một tổ chức tư bản. Cầm đầu nhóm này là Thakin Sor, Cựu tổng bí thư đảng Cộng sản. Tại cuộc họp toàn thể BCHTƯ Đảng tháng 2.1946, nhóm này đã bác bỏ mọi lời chỉ trích đối với lập trường của họ và buộc tội những đối thủ của họ là thoả hiệp với bọn đế quốc và cơ hội. Nhóm đã quyết định tách ly khỏi Đảng để thành lập đảng Cộng sản "cơ sở".

Nhiều vụ ly khai trên đã phần nào làm suy yếu Liên minh.

Trong khi đó, toàn quyền Dorman Smith đã cho phép các chính khách lưu vong như Ba Sein, Tun Oke và U Sew trở về thành lập các tổ chức riêng của họ, nhằm làm đối tượng với AFPFL, nhưng mưu toan này không mang lại kết quả cụ thể nào.

Mùa hè năm 1946, sốt ruột vì chính sách lần khân của thực dân Anh và bị thúc đẩy bởi cuộc sống ngày càng tồi tệ của các tầng lớp nhân dân lao động ở thành thị và nông thôn gây ra bởi chính sách kinh tế ích kỉ của tư bản Anh, tại cuộc họp ngày 16.5 của Hội đồng tối cao AFPFL, chủ tịch Aung San đọc diễn văn vạch rõ đời sống ngày càng bi đát của công nhân viên chức và nông dân. Ông mạnh mẽ tố cáo chính sách thù địch của chính quyền Anh đối với Liên minh và đòi Anh phải giao trả nền độc lập của Miến Điện lại cho Liên minh. Ông nhấn mạnh: "Nếu cần thiết, chúng ta phải sẵn sàng

đấu tranh bất hợp pháp để giành tự do!".

Nhiều cuộc biểu tình, mít tinh quần chúng đãl iên tiếp nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tình hình chính trị trở nên rất căng thẳng. Ngày 8.6, khoảng 5 vạn người đã họp mít tinh ở Rangoon để nghe Aung San tuyên bố: "Nếu Anh thoả mãn hoàn toàn những yêu sách của chúng ta, trận chiến giành tự do của quảng đại quần chúng sẽ không diễn

ra. Ngược lại, người Anh muốn đánh nhau, họ sẽ được toại nguyện".

AFPFL bị chia rẽ.

Trong lúc tình hình đang đòi hỏi những người dân tộc chủ nghĩa đoàn kết hơn bao giờ hết, thì trong hàng ngũ AFPFL lại diễn ra một vụ phân ly lớn. Bị các nhân vật chống cộng như Il Ba Pe, Thakin Mya... lôi kéo, Hội đồng Tố cao Liên minh ra nghị

quyết cấm các thành viên không được hoạt động nhân danh chính đảng của mình. Nghị quyết này rõ ràng nhằm vào những người cộng sản vì chính họ đang hoạt động rất tích cực ở vùng nông thôn với khẩu hiệu "Chống tô, không tức". những người chống Cộng cho rằng chiến dịch này sẽ để lại một di sản không có lợi cho chính phủ tương lai. Thêm nữa vào tháng 7, Than Tun, lãnh tụ cộng sản bị gạt khỏi chức tổng thư kí của Hội đồng tối cao, nhường chỗ cho Thakin Kyaw Myein, lãnh tụ đảng Xã hội. Tháng 8, ban lãnh đạo AFPFL ra chỉ thị cấm những người cộng sản hoạt động trong các phân bộ của Liên minh ở nông thôn.

Khai thác tình trạng chia rẽ trên, Anh một lần nữa tính dựa vào một vài lãnh tụ Thakin cánh hữu và những chính khách quan thuộc như Ba Maw, U Sew; nhưng Ba Maw phần thì không muốn hoạt động chính trị nữa, phần thì e ngại sức mạnh của AFPFL. Còn kế hoạch đòi qui chế dominion do U Sew đưa ra lại không được hội đồng hánh pháp, một cơ quan có chức năng tư vấn của người bản xứ bên cạnh toàn quyền, ủng hộ. Trước tình thế này, rút kinh nghiệm cai trị ở Ấn Độ, Anh chủ tâm tìm cách thương lượng.

Tháng 1.1946, chính phủ Anh bổ nhiệm một toàn quyền mới mang tên Hubert Rance. Một phong trào tổng bãi công rầm rộ ở Rangoon diễn ra liền sau đó đã ngăn không cho ông này đến Miến Điện và đã buộc Hội đồng hội pháp bất lực phải giải tán. Thấy không còn cách nào khác, H. Rance khôn khéo thuận thương thảo trực tiếp với các lãnh tụ AFPFL. Ngày 26.9, Hội đồng Hành pháp mới được thành lập, gồm 6 đại diện của AFPFL và 3 độc lập, do Aung San làm chủ tịch.

Chính sách thuận cộng tác với thực dân của ban lãnh đạo AFPFL đã làm cho quan hệ giữa họ và những người cộng sản thêm xấu đi. Ngày 10.10, ban lãnh đạo Liên minh đã loại trừ đảng Cộng sản khỏi tổ chức. Diễn biến này đã làm thực lực của cả hai bị suy yếu, đặc biệt là đảng Cộng sản vì nhiều đảng viên của nó vẫn ở lại trong Liên minh, và vì các đoàn thể quần chúng vẫn tín nhiệm ban lãnh đạo AFPFL. Sai lầm của những người cộng sản nằm ở chỗ họ quá cứng nhắc trong quan hệ với thực dân Anh đến mức chỉ tin vào phương pháp đấu tranh vũ trang và cự tuyệt chủ trương dp với thực dân của Aung San và những người theo ông. Tuy thuận gia nhập Hội đồng hành pháp, ban lãnh đạo AFPFL không vì thế mà buông lơi mục tiêu giành lại độc lập. Họ còn đòi biến cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến trù tính vào tháng 4.1947 thành cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến còn hội đồng được coi là chính phủ lâm thời.

Anh giao trả độc lập của Miến Điện lại cho AFPFL – Aung San bị ám sát chết

Ngày 13.1.1947, chính phủ London và đại diện AFPFL đã ngồi vào bàn thương thuyết, trong lúc ở Miến Điện đang diễn ra "tuần lễ biểu tình" nhằm hổ trợ cho phái đoàn nước này. Ngày 27.1, hai bên đi đến hiệp ước thửa nhận Miến Điện có quyền tự quyết cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến sẽ được tổ chức vào tháng 4 và Quốc hội sẽ được triệu tập vào tháng 5, trong lúc đợi chuyển giao quyền hành, Hội đồng hành pháp sẽ hoạt động như một chính phủ lâm thời, các vùng biên khu sẽ tự quyết định việc có nên

gia nhập Miến Điện hay không, và thay cho viên toàn quyền sẽ là một viên cao ủy mới.

Cho rằng hiệp ước trên chỉ là mưu mô của thực dân Anh nhằm trì hoãn việc giao trả độc lập và do đó chỉ có lợi cho thực dân Anh, Đảng Cộng sản "Cờ đỏ", quyết định tiah cuộc đấu tranh vũ trang. Ngay cả cánh hữu, vốn lo sợ bị mất phiếu trong cuộc bầu cử, đã mạnh mẽ chỉ trích Hiệp ước và đã rút khỏi Hội đồng hành pháp.

Trước khi cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến được tổ chức, vấn đề quy chế của các sắc dân thiểu số đã được giải quyết một cách tương đối thoả đáng. Ngày 12.2.1927, đại biểu các dân tộc San, Kachin và Chin và đại biểu AFPFL đã tổ chức hội nghị ở Panglong. Các đại biểu đã đồng ý ủng hộ nghị quyết của AFPFL về việc thành lập Liên hiệp Miến Điện – một nhà nước liên bang, quy tụ các dân tộc sống trong lãnh thổ Miến Điện trên cơ sở tự trị nội chính. Riêng đại biểu dân tộc Karen từ khước không tham dự Hội nghị vì họ đòi thành lập một nước Karen độc lập.

Cuộc bầu cử Quốc hội đã mang lại thắng lợi to lớn cho AFPFL: 194 trong tổng số 210 ghế. Như vậy, Liên minh đã giành được đa số tuyệt đối trong Quốc hội. Tại phiên khai mạc, Aung San tuyên đọc nghị quyết 7 điểm mà AFPFL đã thông qua trước đó với nội dung chính như sau: Miến Điện sẽ là một nước Cộng hoà độc lập có chủ quyền mang tên Liên hiệp Miến Điện, mọi quyền hành đều xuất phát từ nhân dân, Hiến pháp sẽ đảm bảo các quyền bình đẳng về xã hội, kinh tế và chính trị cho tất cả mọi người, các dân tộc thiểu số phải được che chở. Aung San cũng cho biết chính phủ tương lai của Miến Điện sẽ hạn chế quyền sở hữu của nhiều ruộng đất, quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất cơ bản, đảm bảo quyền công dân và chuyển giao ruộng đất cho những người canh tác. Chính phủ cũng thừa nhận quyền kinh doanh của tư nhân.

Nhằm ý đồ khôi phục ảnh hưởng đã mất, ngày 19.7 lực lượng cánh hữu đã cho người đột nhập vào phòng họp của hội đồng hành pháp và xả súng bắn vào các thành viên của hội đồng. Aung San và 6 người khác đã bị giết. Cái chết của ông đã ảnh hưởng một cách quyết định đến chính tình Miến Điện trong nhiều năm sau đó vì nó đã mở đường cho xu hướng hữu khuynh giành được ưu thế trong AFPFL.áN trước mắt, cái chết của Aung San có tác dụng làm cho nhân dân Miến Điện càng đoàn kết chặt chẽ hơn quanh AFPFL và khiến ban lãnh đạo của nó quyết tâm hơn trong những nổ lực đòi Anh giao trả độc lập hoàn toàn cho Miến Điện.

Ngày 15.8, nhân dân đã tổng bãi công trong cả nước.

Sau khi Aung San qua đời, Thakin Nu, phó chủ tịch AFPFL đã đồng ý đứng ra lãnh đạo Hội đồng hành pháp và cam kết sẽ tiếp tục con đường mà người tiền nhiệm đã vạch ra.

Từ tháng 8 đến tháng 10.1947, Anh và Miến Điện đã tiến hành thương thuyết việc chuyển giao quyền hành. Ngày 24.9, Quốc hội lập hiến đã thông qua hiến pháp, mà nội dung cơ bản là kiến tạo một chính phủ nối kết các giá trị và tư tưởng của chế

độ dân chủ tự do thừa hưởng của người Anh với các giá trị và mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp nêu rõ Miến Điện là một nước Cộng hoà độc lập, quy tụ mọi dân tộc đã sống trên lãnh thổ Miến Điện thuộc Anh cũ. Theo Hiến pháp, Cộng hoà Liên bang

Một phần của tài liệu Lịch sử Miến Điện - Thầy Hoàng (Trang 35 - 40)