MIẾN ĐIỆN TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC KHI BỊ NHẬT CHIẾM ĐÓNG (1939 – 1941).

Một phần của tài liệu Lịch sử Miến Điện - Thầy Hoàng (Trang 27 - 29)

(1939 – 1941).

Chỉ vài ngày sau khi chiến tranh nổ ra ở châu Âu, BCH Dohbma Asiayone đã ra tuyên bố nói rõ: " Chúng tôi lên án chủ nghĩa phát xít không những ở thời điểm thuận lợi cho chúng tôi, mà luôn luôn lên án nó, chừng nào nó còn đối nghịch với những

nguyên tắc và lý tưởng mà chúng tôi theo đuổi". Những người Thakin đã ra sức kêu gọi

các lực lượng dân tộc chống thực dân san bằng những bất đồng và đoàn kết lại với nhau. Kết quả là tháng 10.1939, Khối Tự do Miến Điện đã được thành lập trên cơ sở chương trình 9 điểm của Dohbma Asiayone gồm 3 yêu sách: thừa nhận quyền độc lập của Miến Điện, triệu tập Quốc hội lập pháp và chuyển giao quyền hành đặc biệt của Thống đốc cho Hội đồng bộ trưởng (). Tham gia khối này có đảng Sinyetha, Hội Liên hiệp sinh viên và một số phe nhóm chính trị và tôn giáo nhỏ khác. Thủ lĩnh Sinyetha là Ba Maw được bầu làm chủ tịch, Aung San – Tổng thư kí.

Ngay từ đầu, những nhà lãnh đạo của nó đã xác định rõ đây là một liên minh "mang tính chất chức năng hơn là tổ chức", tức là các thành viên của nó hoàn toàn độc lập và chỉ phối hợp trong hành động mà thôi. Nhưng thực tế cho thấy rõ là ngay cả trong hành động cũng không có một sự phối hợp chặt chẽ nào vì họ đều nhằm vào quyền lực riêng ; những người Thakin muốn xây dựng một nước cộng hoà dân chủ, các nhà chính trị tư sản muốn mưu tính xây dựng một chính quyền độc tài cá nhân do ông ta lãnh đạo. Họ chỉ thực sự gắn bó với nhau bởi một mục tiêu: giành lại độc lập cho Miến Điện từ tay thực dân Anh. Hai phe mạnh nhất trong khối tự do là Dohbma Asiayone và Sinyetha Dohbma Asiayone kêu gọi Ba Maw cộng tác, có lẽ muốn dựa vào thanh thế đáng kể của Sinyetha ở một số vùng Thượng Miến nơi ảnh hưởng của họ không còn yếu. Ba Maw, đối thủ của Dohbma Asiayone cho rằng uy tín lớn lao của chính đảng này trong phong trào giải phóng dân tộc sẽ có ích cho việc thực hiện đường lối chính trị của ông ta. Do những tính toán cơ hội này, quan hệ cộng tác giữa hai bên cũng đồng thời bị cắt đứt sau khi khối Tự do bị tan rã vào mùa hè 1940 vì chính sách đàn áp của Anh.

Không mong chờ gì được vào một sự thay đổi đáng kể nào trong chính sách thống trị của thực dân Anh, cả Ba Maw và những người Thakin đã lần lượt hướng về phía đối thủ nguy hiểm nhất của Anh ở Đông Nam Á: đế quốc Nhật. Từ tháng 9.1934 đến khi bị chính quyền Anh bắt giam vào tháng 3.1940, Ba Maw đã nhiều lần thăm dò khả năng giúp đỡ của Nhật qua toà lãnh sự của nước này đặt tại Rangoon. Tuy không mang lại kết quả khích lệ, những cuộc tiếp xúc đã làm cho tên tuổi của Ba Maw trở nên quen thuộc trong giới cầm quyền ở Nhật.

Chính sách trấn áp của chính quyền Anh và sự tan rã của Khối Tự do là những nhân tố chính thuyết phục những phần tử tiến bộ trong phong trào giải phóng dân tộc rằng chỉ có thể giành lại độc lập cho đất nước bằng con đường cầm lấy vũ khí.

Khoảng cuối năm 1939 đến năm 1940, họ đã đứng ra thành lập một tổ chức chính trị bí mật mang tên đảng Nhân dân Cách mạng do Aung San, Thakin Ba Hein... lãnh đạo. Toàn bộ nỗ lực của Đảng được dồn vào một mục tiêu: lật đổ ách thống trị của thực dân Anh ở Miến Điện. Đảng tập trung phát triển lực lượng trong giới trí thức và sinh viên trong và ngoài không. Trong những năm 1940 – 41 đang mở rộng hàng ngũ, thu hút những phần tử tiến bộ trong dân thành thị và nông thôn. Tuy nhiên phần lớn lãnh tụ của Đảng đều không tin vào khả năng phát triển một cuộc chiến tranh du kích quần chúng chống Anh như Aung San đề nghị. Thay vào đó, họ tìm cách nhận vũ khí từ bên ngoài.

Sau khi các nổ lực tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía các nhà hoạt động cách mạng Ấn Độ và chính quyền Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc không mang lại kết quả gì cụ thể, các nhà lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng đã quay sang phía Nhật. Từ giữa năm 1940 đã có cuộc tiếp xúc bí mật giữa họ và đại diện của Nhật

Sau hành động trấn áp ồ ạt của chính quyền thuộc địa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8.1940, xu hướng cộng tác với Nhật tăng lên trong phong trào giải phóng dân tộc Miến. Một trong những lãnh tụ của phong trào là Aung San đã chạy thoát sang Hồng Kông. Tại đây, ông đã chịu cộng tác với Nhật và thoả thuận miệng rằng những người Thakin sẽ giúp đỡ Nhật về quân sự để đánh đổi việc Nhật sẽ giúp Miến Điện được độc lập, thành lập quân đội Độc lập Miến, dào tạo đội ngũ sĩ quan, viện trợ vũ khí và 200 triệu rupi để tái thiết đất nước.

Biện minh cho hành động trên, Aung San và những nhà lãnh đạo Thakin cánh tả đã nhấn mạnh rằng họ coi việc cộng tác với Nhật chỉ là sách lược, nhằm xây dựng quân đội quốc gia và những cơ quan tự quản, không lệ thuộc vào Nhật, hoạt động một cách độc lập. Họ xem cuộc chiến tranh giữa Nhật và Anh là cơ hội tốt làm suy yếu cả hai và do đó tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Miến Điện. Tháng 2.1941, Aung San được Nhật bí mật đưa về nước. Ông đã thuyết phục những nhà lãnh đạo khác đi theo đường lối của ông và sau đó đã cùng với 29 người khác sang Nhật. Đó chính là đội ngũ sĩ quan tương lai của quân đội Độc lập Miến Điện. Chỉ có những người Cộng sản là chống lại kế hoạch hợp tác này ; nhưng các lãnh tụ của họ đều bị bắt giam và không gây được ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng của sự biến.

Cũng giống như ở những nơi khác trong vùng Đông Nam Á, ở Miến Điện, Anh không chuẩn bị một cách thích đáng cả mặt quân sự và chính trị để có thể đối phó một cách hữu hiệu với nguy cơ xâm lược từ phía Nhật. Hơn thế nữa, chính phủ và bộ tư lệnh quân đội ở London lại tin rằng Nhật không thể xâm nhập vào Miến Điện. Cơ sở của niềm tin này là Nhật sẽ tiến công Singapore từ ngoài biển vào, nhưng đây là mặt được phòng thủ chắc chắn. Còn khả năng tiến công Singapore từ trên không và trên bộ đã sớm bị loại trừ. Miến Điện khi ấy được xem là hậu phương của Singapore, một căn cứ tiếp liệu cho Malaya. Do những tính toán sai lầm chiến lược này, lực lượng bảo vệ Miến Điện khi chiến tranh bắt đầu (12.1945) chỉ vào khoảng 3 vạn, nhưng quân số

chiến đấu thực sự còn ít hơn nữa: 2,5 vạn, trong đó có 4.00 người Anh và 9.000 người Ấn ().

Tuy rất chểnh mảng trong công tác phòng thủ Miến Điện, chính quyền thuộc địa lại rất chú ý đối phó với những hoạt động của các lực lượng giải phóng dân tộc. Tháng 5.1940, "Đạo luật phòng thủ Miến Điện" có hiệu lực, theo đó quyền hạn của thống đốc được mở rộng đến mức ông ta có quyền kiểm soát những hoạt động nào xét thấy "gây phương hại dược quan hệ đối ngoại của Anh, gây ra tình trạng thù nghịch và bất ổn ở

Miến Điện, hay chống lại nền an ninh và quốc phòng của Miến Điện" (). Thực tế cho

thấy đạo luật được áp dụng trước hết nhằm vào những lực lượng bản xứ chống đối chính quyền thuộc địa, đặc biệt là Khối Tự do.

Dù đã ký vào Hiến chương Đại Tây Dương ngày 14.5.1941, trong đó Điều 3 nói rõ rằng các bên kí kết (gồm Mỹ và Anh) "tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc được

chọn kiểu thức chính phủ mà họ muốn", thủ tướng Anh Churchill đã sớm công khai loại

trừ việc áp dụng văn kiện này cho các thuộc địa của đế quốc Anh. Churchill cũng từ chối không đưa ra một lời hứa nào về việc cho Miến Điện được hưởng quy chế dominion khi chiến tranh chấm dứt trong chuyến viếng thăm Anh hồi tháng 10.1941 của thủ tướng Miến Điện U Saw. Đây là đòn giáng nặng nề vào tất cả những chính khách nào của Miến Điện vẫn còn tin vào thiện chí của Anh và nó cũng vạch rõ tính chất vô căn cứ của những nổ lực của họ nhằm giải phóng Miến Điện bằng con đường hợp pháp.

Một phần của tài liệu Lịch sử Miến Điện - Thầy Hoàng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w