VI. MIẾN ĐIỆN DƯỚI ÁCH CHIẾM ĐÓNG CỦA NHẬT (1941 – 1945) Âm mưu của Nhật đối với Miến Điện.
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN.
Dù lực lượng không đông và bị Kempeitai truy nã ráo riết, những người cộng sản đã đi đầu trong sự nghiệp tổ chức phong trào kháng chiến chống Nhật ngay sau khi đất nước bị chiếm đóng. Nhiều đơn vị du kích và tuyên truyền đã được xây dựng từ mùa thu 1942. Được tổ chức hồi đầu năm 1942, Đại hội lần thứ I của Đảng đã bầu ra ban chấp hành Trung ương do Thakin Soe lãnh đạo cùng với Than Tun và Thein Phei. Trong báo cáo đọc tại Đại hội, Thakin Sor đã thúc giục những người cộng sản tăng cường công tác kháng chiến và các nổ lực đi đến liên minh với những nhóm kháng chiến trong nước nhằm thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít.
Là thành viên trong nội các Ba Maw, Than Tun đã có điều kiện phục vụ đắc lực sự nghiệp kháng chiến. Ông đã cung cấp cho ban lãnh đạo kháng chiến những tin tức bí mật về kẻ thù, giúp lôi kéo những nhà hoạt động dân tộc chủ nghĩa vào hàng ngũ kháng chiến. Nhà của ông ở Rangoon trở thành một trong những nơi tổ chức các cuộc hội họp bí mật của các nhà lãnh đạo kháng chiến.
Những người cộng sản nổ lực rất nhiều trong việc gây dựng mặt trận dân tộc chống phát xít, bao gồm cả các dân tộc ít người. Cùng với Aung San, năm 1942 Than Tun đã cố gắng dàn xếp một hiệp ước hoà giải với người Karen. Cộng đồng dân tộc đông đảo nhất sau người Miến. Đã có nhiều đơn vị người Karen đã được sáp nhập vào BNA. Khai thác tâm trạng chống phát xít trong liên đoàn thanh niên Đông Á, một tổ chức quần chúng được Nhật thành lập nhằm tuyên truyền tư tưởng thân Nhật trong thanh niên, những người cộng sản và Thakin cánh tả đã lần hồi kiểm soát được tổ chức này, mà theo số liệu vào cuối năm 1944 số thành viên của nó lên đến 3 vạn với các chính khách hoạt động ở tất cả các quận, huyện trong nước ().
Thay vì lập một lực lượng vũ trang riêng, những nhà lãnh đạo Thakin cánh tả đã trông cậy vào BNA, coi đây là lực lượng chủ công của cuộc khởi nghĩa vì một lẽ rất giản dị là một số lớn chức vụ quan trọng của nó đều nằm trong tay những người thuốc nhóm "Ba mươi đồng chí", bộ trưởng Quốc phòng Aung San, Tổng tư lệnh We Win, bí thư bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, hiệu trưởng Học viện Quân sự... Tuy nhiên, mãi cho đến mùa hè 1944, tình hình trong nước chưa tỏ ra thuận lợi cho một cuộc tổng nổi dậy của BNA vì vị thế quân sự của Nhật còn tỏ ra vững chắc và vì hàng ngũ của các lực lượng kháng chiến còn rời rạc và đặc biệt là chưa Thống Nhất được với nhau trên những vấn đề cơ bản như chiến lược, chiến thuật và phương hướng chính trị của phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào kháng chiến còn phát triển theo hai hướng ; hoạt động tiến công của các đơn vị du kích vào các kho tàng, đồn bót và các đơn vị lẻ tẻ của quân đội chiếm đóng, hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang của người Thakin cánh tả vẫn vốn đang tiếp tục cộng tác với chính quyền phát xít.
Trong năm 1944, giữa các lực lượng kháng chiến chính trong nước là đảng Chính sách a, da Nhân dân Cách mạng và BNA đã dần dần xác lập các mối quan hệ ngày càng chặt chẽ. Ngày 10.3, các bên đã ra chỉ thị nêu rõ: "Chúng ta phải xem quân đội phát xít Nhật là những kẻ thù đầu tiên và nguy hiểm nhất... Chúng ta phải dựa vào tình hữu nghị với nước Nga xôviết và Đồng minh. Sau khi đánh đuổi phát xít Nhật, chúng ta sẽ thiết lập tổ chức theo đường hướng dân chủ và bắt đầu những cuộc thương thuyết đòi độc lập. Chúng ta sẽ chiến đấu chống lại bất kì cường quốc nào gây phương
hại đến các quyền của nhân dân Miến Điện" (). Trong các ngày 4-5. 1944, đại diện
các phe kháng chiến đã gặp gỡ tại nhà của Than Tun ở rằng nhằm quyết định thành lập "Liên minh nhân dân Tự do chống phát xít" (Anti Fascist People's Freedom League – AFPFL). Aung San được bầu làm chủ tịch, Than Tun làm tổng thư kí và
làm chính ủy.
Hội nghị đã ra tuyên ngôn có nhan đề "Đánh đuổi bọn cướp phát xít" nêu rõ những mục tiêu và chương trình hành động của AFPFL: đánh đuổi hoàn toàn phát xít Nhật và soạn thảo hiến pháp mới. Hiến pháp này sẽ bao gồm các quyền dân chủ cơ bản như tự do tư tưởng, báo chí, phát ngôn, hội họp, tín ngưỡng, quyền có việc làm, được học tập... Và chương trình hành động, bản tuyên ngôn thúc giục các thành viên AFPFL tích cực tham gia các hoạt động tiến công kẻ thù, tuyện mộ dân binh... Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: "Đánh đuổi bọn phát xít Nhật man rợ ! Thành lập chính phủ Nhân dân ! Đập tan chủ nghĩa phát xít ! Cộng tác với các nước đồng minh dân tộc".
Cuối năm 1944, AFPFL đã xây dựng được một mạng lưới cơ sở rất tốt ở Mandaly, vùng Irandawy, Drakan... Kế hoạch tổng khởi nghĩa đã được hoạch định xong, bây giờ chỉ còn đợi thời cơ thuận tiện: đó là lúc quân đội Anh bắt đầu tổng phản công trên chiến trường Miến Điện.
Ngày 27.3.1943, AFPFL công khai ra mặt chống Nhật khi Aung San được giao nhiệm vụ tiến hành một chiến dịch tiến công quân Anh ở Miến Điện đã quay sang chống lại Nhật. Cùng lúc có một đơn vị BNA khác đóng ở khu vực sông Irandawy cũng làm binh biến. Đây chính là Anh bắt đầu tiến công quân Nhật ở Miến Điện từ nhiều phía.
Ngày 27.4, một tháng sau biến cố trên BNA bắt đầu tổng khởi nghĩa ở nhiều nơi trong nước, trong nổ lực phối hợp chặt chẽ với kế hoạch phản công của quân đội Anh ở Miến. Hành động kịp thời này đã cho phép tăng cường địa vị của AFPFL trong nước, Hội đồng tối cao của Liên minh trên thực tế đã trở thành chính phủ lâm thời, thay cho bộ máy chính trị cũ đang tan rã theo đà rút chạy của quân chiếm đóng, còn các cơ sở của Liên minh thì trở thành chính quyền ở các cấp df. Được sự ủng hộ của tuyệt đại bộ phận nhân dân, AFPFL đã trở thành chính quyền thực sự và duy nhất trong nước. Ngày
1.5, các đơn vị BNA dứơi quyền chỉ huy của Ne Win đã vào Rangoon. Hai ngày sau quân Anh mới kéo vào.
Ngày 3.5, trong một cuộc họp ở Dehli dứơi quyền chủ toạ của Mounbatten, BNA được chính thức thừa nhận là "Lực lượng yêu nước Miến". Ngày 15.6 tại Rangoon, lá cờ của Liên minh đã bay phát phới bên cạnh lá cờ Anh trong buổi lễ diễu binh mừng thắng lợi.