Quan điểm mô hình hoá trong nhận thức khoa học[26]

Một phần của tài liệu đề tài '''' nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình trong dạy học chương “thuyết động học phân tử và chất khí lý tưởng” vật (Trang 35 - 37)

5) Quan niệm mô hình chỉ là nội dung nhận thức: 7/43 (chiếm 16%).

2.1.1.Quan điểm mô hình hoá trong nhận thức khoa học[26]

Cùng với sự phát triển chung của khoa học, vật lý lượng tử và cơ học tương đối tính dẫn đến sự phải xem xét lại các nguyên tắc khoa học luận. Trước đây

các nhà khoa học duy thực đã xem hoạt động khoa học như là công việc khám

các định luật của tự nhiên, cũng giống như hoạt động của các nhà thám hiểm tự

nhiên phát hiện được các miền đất lạ chưa ai biết. Các nhà thực chứng luận thì

cũng vậy, nhưng chỉ giới hạn hoạt động này trong phạm vi xem xét các sự kiện

quan sát được mà thôi. Họ chỉ tin tưởng ở những gì có thể quan sát và đo lường

trực tiếp. Ngày nay với vật lý lượng tử, khi mà các định luật của cơ học cổ điển

không còn có thể áp dụng được nữa cho các hạt vi mô thì cái phương cách nhìn thực tại theo các quan điểm duy thực và thực chứng đã bị đảo lộn. Các quan

điểm này hạn chế khả năng của con người tiếp tục đi sâu vào nhận thức thế giới.

Một đường lối tiếp cận cái mới được gợi lên từ câu nói sau đây của Albert Einstein: “Trong nỗ lực để thấu hiểu vũ trụ của chúng ta, chúng ta phần nào

giống như một người cố gắng chiêm ngưỡng cái cơ cấu của một chiếc đồng hồ được che kín. Anh ta chỉ nhìn mặt đồng hồ, xem các kim chuyển động, nghe tiếng tích tắc, nhưng không có cách nào mở cái hộp đựng máy ra. Nếu anh ta là một kỹ sư, anh ta có thể hình dung một hình ảnh nào đó của cái chi phối tất cả cái mà anh ta quan sát, nhưng anh ta không bao giờ tin chắc rằng cái hình ảnh ấy là duy nhất có thể giải thích được các quan sát của mình. Anh ta sẽ không bao giờ có điều kiện đối chiếu cái hình ảnh đó với cái cơ cấu thực và thậm chí anh ta cũng không thể hình dung được cái khả năng hay cái ý nghĩa của một sự đối chiếu như thế”.

Phê phán các quan điểm của chủ nghĩa quy nạp, khoa học luận hiện đại

khẳng định rằng: quan sát không phải là sự ghi chụp các sự kiện một cách bàng

quang, hững hờ, thụ động. Cũng như mọi hành động của con người, quan sát là

có động cơ và được hoạch định bởi những cái mà người quan sát mong đợi:

sát lệ thuộc vào khuôn khổ lý thuyết hướng dẫn và người quan sát, cho phép

người quan sát tổ chức sự quan sát và thí nghiệm. Và ngược lại, lý thuyết khoa

học được coi như những phỏng đoán hoặc giả định, cần được kiểm tra tính có

thể chấp nhận được, bằng cách đối chiếu với quan sát và thí nghiệm. Khoa học

được coi như một tập hợp các giả thuyết nhằm mô tả hoặc giải thích sự hoạt động của những bộ phận nhất định của thế giới. Trong khoa học hiện đại, lý

thuyết khoa học là những cái được phát minh, được xây dựng, là những sản

phẩm của hoạt động của con người. Kiến thức chỉ tồn tại trong tư duy, nó không

phải là những cái đã có sẵn để được phát hiện, mà là cái được con người xây

dựng. Chẳng hạn toán học chỉ tồn tại trong tư duy của các nhà toán học sản xuất

ra nó hoặc trong tư duy của tất cả những ai hiểu toán và dùng toán. Cũng như

vậy trong vật lý, mỗi kiến thức lý thuyết về thực tế khách quan là cái được con

người xây dựng để biểu đạt thực tế đó. Kiến thức khoa học là một cái được xây

dựng và là cái biểu trưng của thực tại. Các lý thuyết khoa học được xem như

những mô hình được con người xây dựng nên để biểu đạt thực tế đó.

Khái niệm “mô hình”, theo định nghĩa chung nhất của nó thì là một cái gì đó

(một vật thể, một sự biểu đạt hình tượng, một phương trình...) thay thế cho cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguyên gốc, nó cho phép thay thế cái nguyên gốc này bởi sự trung gian giúp cho

dễ hiểu hơn, dễ đạt tới hơn đối với nhận thức. Quan hệ giữa mô hình với thực tế

có thể hoặc là sự tương tự về hình thức bề ngoài hoặc là sự tương tự của cái cấu

trúc bị che khuất, hoặc là sự tương tự chức năng, hiệu quả.

Khi nói: các lý thuyết khoa học được xem như những mô hình được con

người xây dựng nên để biểu đạt thực tế khách quan thì khái niệm mô hình ở đây

được dùng với nghĩa “mô hình biểu trưng trừu tượng: đó là một hệ gắn bó, cấu

trúc bởi các khái niệm, các khái niệm này liên hệ với nhau bởi một tập hợp các quy tắc tổ chức gọi là quy tắc cú pháp”.

Mô hình được con người (nhà khoa học) xây dựng nên, sáng tạo ra. Nhưng

được hợp thức hoá, nghĩa là cần kiểm tra lại để xác nhận tính có thể chấp nhận được của nó. Quá trình hợp thức hoá dựa trên các hoạt động lý thuyết và thực

nghiệm trong mối quan hệ biện chứng với nhau: kết quả của sự vận hành mô hình (các thao tác tư duy: tuân theo mối liên hệ cú pháp, liên hệ lôgic) được đối

chiếu với kết quả của thí nghiệm (thao tác thể chất, vật thể: tuân theo mối liên hệ

thực tiễn). Mô hình chỉ được coi là hợp thức (là có hiệu lực), nếu có sự phù hợp

giữa các kết quả đó (trong quá trình hợp thức hoá mô hình, từ các thí nghiệm,

trong những điều kiện nhất định, lại sẽ có thể nẩy sinh những cái dị thường, cấu

thành những vấn đề mới cần giải quyết và sự giải quyết những vấn đề mới này kéo theo sự vượt lên tiếp theo về lý thuyết và thực nghiệm trong một quá trình

biện chứng của sự phát triển khoa học.

Một phần của tài liệu đề tài '''' nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình trong dạy học chương “thuyết động học phân tử và chất khí lý tưởng” vật (Trang 35 - 37)