Hội nhập thị trường vàng thế giớ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam.pdf (Trang 67 - 71)

3.7.1 Kinh doanh vàng theo tiêu chuẩn quốc tế

Hiện nay, vàng tiền tệ Việt Nam chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế, chưa đủ uy tín

để được chấp nhận lưu thông trên thị trường quốc tế. Sự lưu hành nhiều loại vàng ở

Việt Nam như SJC, thần tài, phượng hoàng, bông lúa, AAA… nhưng chỉ có vàng SJC chiếm vị trí độc tôn là một minh chứng cho việc sản xuất, chế tác vàng không

đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và là nguyên nhân cản trở sự phát triển các hoạt động kinh doanh vàng, trước hết là vàng vật chất và sau đó là sự phát triển của thị trường vàng ghi sổ. Ngay ở thị trường trong nước, vàng do cơ sở này sản xuất cũng chưa

được các cơ sở sản xuất kinh doanh khác chấp nhận theo chất lượng vàng mà cơ sở

sản xuất đã công bố. Vì vậy, người đầu tư kinh doanh vàng thường sẽ bị thiệt hại nếu không bán vàng tại đúng cơ sở mà nhà đầu tưđó đã mua vào trước đây. Trên thị

trường quốc tế, vàng tiền tệ của Việt Nam hiện nay chưa được thế giới chấp nhận lưu thông (chỉ có một số ít doanh nghiệp Trung Quốc chấp nhận vàng SJC của Việt Nam). Do vậy, uy tín và năng lực phát hành vàng tiền tệ Việt Nam là vấn đề mấu chốt để vàng tiền tệ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế. Đểđạt được điều này nơi phát hành không nơi nào khác ngoài các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng nhà nước. Ngoài yếu tố chất lượng, một sựđảm bảo lưu thông lâu dài trong tương lai cũng rất quan trọng.

3.7.2 Hỗ trợ và tạo điều kiện để ngành kim hoàn Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới

Ngành kim hoàn Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu làm thủ công, sản phẩm làm ra chưa đồng nhất và chưa đạt đến trình độ tinh xảo, do đó sản phẩm kim hoàn trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm tinh tế hơn được làm từ máy móc hiện đại và tác phong công nghiệp ở nước ngoài. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trong việc xuất khẩu vàng như cho phép xuất khẩu vàng miếng, vàng nén, vàng trang sức, đồng thời tạo điều kiện để các thợ kim hoàn trong nước có dịp giao lưu và học tập thêm kinh nghiệm từ các nghệ nhân nước ngoài, đầu tư các máy móc, thiết bị hiện đại trong chế tác trang sức để ngành kim hoàn Việt Nam tiến xa hơn trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết quả kiểm định cho thấy giá vàng có quan hệ nhân quả với lạm phát, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách để ổn định và phát triển thị trường vàng, tránh gây ra hiện tượng đầu cơ, thao túng gây nhiễu loạn xáo trộn ảnh hưởng đến thị

trường vàng cũng như tránh tác động tâm lý ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung (CPI). Tuy nhiên những giải pháp này cần có sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ với các chính sách tài chính – tiền tệ khác để có hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Lạm phát là căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây, tuy đó là tình trạng chung của nền kinh tế toàn cầu, nhưng lạm phát của Việt Nam quá cao so với các nước trong khu vực. Lạm cao phát kéo dài làm suy giảm niềm tin vào mãi lực của tiền đồng, hệ quả là nạn đô la hóa trong nền kinh tế và nhập siêu vàng. Lạm phát cũng làm thâm hụt thương mại vì tỷ giá bị kềm nén, tăng rủi ro của hoạt động kinh tế, và suy giảm mức sống của người lao động. Kềm nén tỷ giá thì bất lợi cho ngoại thương, nhưng phá giá tiền đồng đến 9.3% (ngày 11/02/2011) cũng ít nhiều làm sụt giảm lòng tin của các đối tác quốc tế. Vì vậy, kiềm chế lạm phát được xem là nhiệm vụ cấp bách của chính phủ trong năm 2011. Bảy nhóm giải pháp của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) tựu trung là sử dụng chính sách tiền tệ, quản lý thị trường vàng và thị trường ngoại hối theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ

ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

vĩ mô, và bảo đảm an sinh xã hội. Chính sách cấm mua bán vàng miếng dựa trên giả

thuyết kiểm soát giá vàng làm giảm lạm phát và ổn định vĩ mô. Người dân hay neo giá hàng hoá có giá trị lớn vào giá vàng, giá vàng tăng thì giá hàng hoá tăng theo. Một nghiên cứu của Ngân Hàng Trung ương Canada cho 14 quốc gia với số liệu từ

1994 đến 2005 cho thấy giá vàng là chỉ báo cho lạm phát. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ giai đoạn 1991-2009 cho thấy biến động của giá vàng và biến động giá chứng khoán có tác động qua lại. Bình ổn giá vàng, do đó, cũng góp phần bình

ổn thị trường vốn. Chiều ngược lại giá vàng có thể là hệ quả của lạm phát. Khi lạm phát người ta tránh giữ tiền mặt, vàng là một lựa chọn. Nếu không có quota nhập khẩu vàng, thì giá vàng trong nước sẽ cao hơn giá thế giới. Lạm phát cũng làm tăng tỷ giá, vậy giá vàng sẽ tăng kép, vừa do tỷ giá vừa do cầu tăng.

Nếu cả hai chiều tác động đều đúng thì có một vòng xoáy tăng giá, lạm phát làm tăng giá vàng đồng thời giá vàng tăng khiến lạm phát trầm trọng hơn. Để cắt đứt vòng xoáy lạm phát-sốt vàng cần tìm đúng nguyên nhân gây ra lạm phát. Kiểm chứng quan hệ nhân quả giữa lạm phát và giá vàng phải xem xét ảnh hưởng của các biến số vĩ mô có liên quan như tỷ giá, cung tiền, lãi suất, giá bất động sản, và chứng

khoán. Kiểm định quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế dựa ý tưởng của Clive Granger (Nobel Kinh tế 2003), cụ thể, giá vàng được xem là có tác động lên lạm phát nếu việc giá vàng của các tháng trước đó giúp dự báo lạm phát của tháng này tốt hơn. Hai biến số này có tác động qua lại theo cơ chế phản hồi nếu tăng giá vàng giúp dự báo lạm phát đồng thời lạm phát cũng giúp dự báo giá vàng. Khi giá vàng của một kỳ giải thích được lạm phát của cùng kỳ thì ta có quan hệ nhân quả tức thời. Giá vàng và lạm phát tạo thành vòng xoáy tăng giá. Bất ngờ là quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/VND và lạm phát không có ý nghĩa thống kê; tuy nhiên USD tăng giá so với VND ảnh hưởng tức thời lên giá vàng. Vậy tỷ giá chỉ có tác động gián tiếp lên lạm phát, thông qua giá vàng.

Trong giới hạn của đề tài chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng, từ đó đưa ra hướng giải quyết để bình ổn thị trường nhằm mục tiêu giảm lạm phát, ổn

định kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát cao ngoài sự tác động của giá vàng còn có tác

động của các biến số vĩ mô khác, đặc biệt là sự tác động mạnh của cung tiền như tác giả có đề cập trong chương 2. Do đó, khuyến nghị chính phủ nên cương quyết thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt đi kèm với việc kiểm soát thị

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam.pdf (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)