Tăng cường sự quản lý của NHNN đối với thị trường vàng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam.pdf (Trang 64 - 65)

Hoạt động của thị trường vàng ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và ngoại hối của quốc gia, do vậy, với những nước chưa hoàn toàn tự do hóa TTTC như Việt Nam hiện nay thì sự quản lý của NHTW đối với thị trường vàng là cần thiết. Về hình thức quản lý, NHTW có thể quản lý bằng các biện pháp gián tiếp như

cấp phép xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, NHTW cũng cần có cơ chế chủ động can thiệp mua bán trực tiếp trên thị trường khi có chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu.

Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ từ Chính phủ, các Bộ hữu quan như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… trong việc xây dựng khung pháp lý trong quản lý vàng. Giữa các đơn vị này,

đơn vị chủ trì là NHNN vì chỉ có NHNN thực hiện quản lý và dự trữ vàng. NHNN, vì vậy, nên:

- Soạn thảo Nghị định quản lý vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống nhất quản lý; thống nhất các văn bản về quản lý vàng theo Luật NHNN, Pháp

lệnh ngoại hối của ngành ngân hàng, các văn bản của Bộ Công thương, Bộ

Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư… để trình Chính phủ ban hành.

- Xem xét các vấn đề quản lý vàng, soạn thảo các chế tài riêng cho kinh doanh vàng và sớm đưa các quy định này vào cuộc sống.

- Chưa nên áp dụng các sản phẩm phái sinh trên thị trường vàng trong điều kiện hiện nay, vì về mặt quản lý là chưa đủ sức, về mặt kinh doanh là chưa

đủ điều kiện phòng chống rủi ro. Hơn nữa, sản phẩm phái sinh đang cần có thời gian đánh giá lại trên thế giới về vai trò thực sự của nó trên các thị

trường tài chính.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam.pdf (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)