Tiến tới tự do hóa thị trường vàng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam.pdf (Trang 65 - 67)

Cùng với quá trình tự do hóa TTTC, thị trường vàng cũng cần được tự do từng bước nhằm phù hợp với trình độ phát triển chung của thị trường tài chính. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, tiến trình tự do hóa thị trường vàng bắt đầu từ tự do hóa thị trường vàng vật chất, sau đó đến kinh doanh vàng tài khoản và cuối cùng là xóa bỏ kiểm soát đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng.

Đối với hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản, mặc dù là kênh đầu tư hấp dẫn nhằm giúp nhà đầu tưđa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng do mức độ rủi ro cao nên cần được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu chỉ cho phép nhà đầu tư

cá nhân tham gia với tỷ lệ ký quỹ 100% nhằm hạn chế rủi ro, chủ yếu để tạo cho nhà đầu tư môi trường tiếp cận, tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng tài khoản.

Hoạt động xuất nhập khẩu vàng do liên quan đến cung cầu ngoại tệ nên trong điều kiện còn các biện pháp kiểm soát ngoại hối, quản lý tỷ giá thì vẫn cần thực hiện kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng. Nên cho phép xuất nhập khẩu vàng như

loại hàng hóa thông thường, vấn đề là chính sách thuế và phí đối với xuất nhập khẩu vàng. Nên sử dụng công cụ thị trường trong quản lý vàng, hơn là dùng các quyết

định hành chính. Có như vậy, sự khác biệt giữa vàng trong nước và quốc tế sẽ giảm dần, từđó giảm hoạt động đầu cơ lũng đoạn thị trường.

Khi giá vàng tăng đột biến, việc nhập khẩu vàng sẽ làm giảm nhiệt thị trường vàng nhanh chóng. Do đó, chính sách nhập khẩu rất cần thiết và kịp thời can thiệp khi thị

trường vàng có biến động. Nhà nước cần xem vàng như một loại hàng hóa thông thường, cho phép người dân được tự do mua bán, trao đổi trên thị trường theo mức giá cả cung cầu quyết định. Khi cần thiết, nhà nước đứng ra can thiệp như một nhà kinh doanh thực sự.

Trong khoảng thời gian từ sau năm 1975 đến thập kỷ 1990, vàng đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy và phòng thân của người dân do các chính sách kinh tế của nhà nước thời kỳ này không hiệu quả, một sự biến động giá dù rất nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Với kinh nghiệm xương máu trong thời bao cấp, nhà nước ta đã có nhiều thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình mới, nhờ đó các chỉ số

kinh tế rất thuận lợi. Chỉ số GDP của Việt Nam đã gia tăng đáng kể, kiềm giữ lạm phát ở mức một con số - mức an toàn và có lợi nhất. Với những thay đổi to lớn đó, vàng đã trở vềđúng vị trí của nó trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Giá cả của vàng không còn ảnh hưởng quá lớn đến XH. Giá vàng Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào giá vàng thế giới và cung – cầu trong nước, còn các nhân tố khác chỉ ảnh hưởng rất ít đến giá vàng.

3.5.2 Chính sách xuất khẩu vàng

Trung bình mỗi năm nước ta nhập khẩu khoảng 60 tấn vàng theo đường chính ngạch, ngoài ra còn một lượng vàng khác được nhập vào bằng con đường nhập lậu gây thất thoát ngoại tệ khá nhiều. Tuy nhiên, lượng vàng nhập khẩu vào chưa được sử dụng hiệu quả, chủ yếu được dùng sản xuất vàng miếng, vàng trang sức và được giữ lại chủ yếu trong dân, lượng vàng xuất khẩu rất ít, chủ yếu dưới dạng vàng nguyên liệu và vàng trang sức. Do đó vàng đi vào nước ta chủ yếu theo 1 chiều nhập vào, gần như không có đầu ra nên việc đầu tư, kinh doanh vàng trong nước còn bị hạn chế rất nhiều. Cụ thể, khi giá trong nước đang giảm chênh lệch thấp hơn giá thế giới, người dân đem bán vàng rất nhiều, các doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ mua vào nhưng lại không được phép xuất khẩu để bán ra thu lời. Do đó, việc kinh doanh vàng trong nước còn hạn chế rất nhiều chưa phát triển được, chỉ lòng

vòng trong dân chúng. Nếu được phép xuất khẩu, doanh nghiệp lại phải biến vàng miếng, vàng trang sức thành vàng nguyên liệu để xuất đi, gây tốn kém chi phí cho các doanh nghiệp và ngân hàng muốn xuất khẩu vàng.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam.pdf (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)