Xây dựng phương án tăng lượng vàng dự trữ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam.pdf (Trang 63 - 64)

Vàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong dự trữ ngoại hối của các nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, lượng vàng dự trữ có xu hướng tăng theo xu hướng tăng lên của tổng dự trữ ngoại hối. Tùy theo tình hình tài chính quốc gia mà NHNN nên tăng dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước, coi đây là vấn đề chiến lược lâu dài. Giảm dự trữ USD và tăng dự trữ vàng là cách đa dạng hóa dự trữ ngoại hối mà ngân hàng trung ương nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil..., đang thực hiện. Trong đợt Quỹ Tiền tệ

Quốc tế (IMF) bán 403,3 tấn vàng đang diễn ra, Ấn Độ đã mua 200 tấn, Sri Lanka mua 10 tấn, Maritus mua 2 tấn. Ấn Độ, Trung Quốc và Nga được giới quan sát xem là những khách hàng tiềm năng cho việc mua nốt số vàng còn lại từ IMF trong đợt bán ra này.

Vàng đã trở thành một kênh huy động và luân chuyển vốn liên thông giữa các thị

trường tài chính (tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, chứng khoán, vàng). Giá vàng ngày càng chịu ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu chính phủ, thuế thu nhập, hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ… Trong chiến lược của các quốc gia, dự trữ vàng đã

trở thành công cụđể thực hiện mục tiêu khống chế tiền tệ, nâng cao uy tín và tầm

ảnh hưởng trên trường quốc tế. Do vậy, Việt Nam cần xây dựng phương án tăng lượng vàng dự trữ tương ứng mức độ tăng tổng dự trữ. Đồng thời, đa dạng hóa hình thức đầu tư như gửi tiết kiệm, cho vay, hay ủy thác cho quỹđầu tưđể nâng cao hiệu quảđầu tư vàng thuộc dự trữ.

Nhằm bình ổn giá cả và ổn định thị trường tài chính trong nước, nhà nước cần dự

trữ vàng và đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ một cách hợp lý. Do tâm lý vẫn còn tồn tại từ thời kỳ kinh tế bao cấp trước đây, các nhà phân tích ước tính rằng lượng vàng cất trữ trong dân khá lớn chủ yếu dưới hình thức vàng thỏi, nén. Để giảm đi lượng vàng tích trữ trong dân, huy động nguồn vốn này phục vụ cho việc phát triển đất nước, nhà nước cần có các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý, đúng lúc ổn định thị trường, không để xảy ra những đợt giá cả đột biến xảy ra như trong những năm qua, nâng cao giá trịđồng tiền Việt Nam, điều này sẽ giảm đi tâm lý tích trữ vàng phòng rủi ro trong dân chúng và dĩ nhiên lượng vàng này sẽđược đẩy đi đầu tư.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam.pdf (Trang 63 - 64)