ĐÁP ÁN
1c 2d 3b 4b 5a 6a 7c 8d 9d 10c
Phần 3: Dữ kiện
Câu 1. Hợp chất nào đang được nói đến?
SƯU TẦM
Dữ kiện 2: Có các nhóm chức –ONO2
Dữ kiện 3: Là sản phẩm phản ứng giữa axit nitric và xenlulozơ theo tỉ lệ 3 : 1.
Đáp án: Xenlulozơ nitrat.
Câu 2. Tên thông thường của hợp chất vô cơ sau đây là gì?
Dữ kiện 1: Là hợp chất rất phổ biến. Một trong những công dụng của nó là giảm bớt
độ hoà tan của thuốc nhuộm trong nước, làm tăng sự kết hợp của thuốc nhuộm đối với sợi vải.
Dữ kiện 2: Người có bệnh cao huyết áp nên ăn ít nó. Người mắc bệnh thận, ăn nó sẽ
bị phù.
Dữ kiện 3: Pha 9g hợp chất này với 1 lít nước đun sôi, được 1 dung dịch y học dùng
để phòng viêm họng, sâu răng, rửa vết thương.
Đáp án: Muối ăn NaCl.
Câu 3. Học thuyết nào trong hoá học?
Dữ kiện 1: Học thuyết được đề ra bởi nhà hoá học J. Slater và Pauling
Dữ kiện 2: Học thuyết có vai trò giải thích hơn là tiên đoán các dạng hình học của
phân tử.
Dữ kiện 3: Học thuyết liên quan đến sự tổ hợp một số orbital trong một nguyên tử.
Đáp án: Thuyết lai hoá.
Câu 4. Dung dịch này tên gì?
Dữ kiện 1: Có tính oxi hoá mạnh, được dùng để tẩy trắng sợi, vải giấy; dùng để sát
trùng và tẩy uế
nhà vệ sinh hoặc những khu vực bị ô nhiễm khác
Dữ kiện 2: Lần đầu tiên được Berthollet điều chế ở thành phố Javel, gần thủ đô Paris
SƯU TẦM
Đáp án: Nước Javel.
Phần 4: Tự luận
Câu 1. Tiến hành thí nghiệm sau: Cho vào ống nghiệm ít CrO3, sau đó đổ 1,5mL cồn sát trùng vào thì ta thấy trong ống nghiệm có ngọn lửa màu lục. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
Đáp án: CrO3 oxi hóa C2H5OH làm cho chất này bốc cháy cho các tinh thể Cr2O3 màu lục. Phương trình phản ứng: 4CrO3 + C2H5OH → 2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O
Câu 2. Ở nghĩa địa, vào đêm tối thì thường có những đốm sáng lập lòe, mờ ảo mà
người ta hay gọi là “ma trơi”. Hãy giải thích hiện tượng này.
Đáp án: Trong xương người chết có canxi photphat, lâu ngày trong điều kiện yếm khí thì canxi photphat sẽ phân huỷ thành canxi photphua, chất này bị thủy phân rất dễ dàng trong không khí ẩm để tạo ra PH3. PH3 thoát khỏi quan tài gặp không khí sẽ tự bốc cháy với ngọn lửa màu xanh theo phản ứng: 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O. Ở trong đêm tối ta sẽ nhìn rõ ánh sáng lập loè.
Câu 3. Giải thích vì sao người ta lại thỉnh thoảng phải sử dụng BaSO4 trong các phản
ứng hiđro hóa xúc tác Pd?
Đáp án: BaSO4 có tác dụng làm giảm hoạt tính của chất xúc tác Pd, để cho phản ứng cộng dừng lại ở giai đoạn mà mình mong muốn.
Câu 4. Người ta cũng sử dụng tác nhân Na/NH3 lỏng để làm tác nhân hiđro hóa các ankin, sản phẩm anken thu được có cấu hình trans, còn khi hiđro hóa ankin bằng Pd/BaSO4 thì sản phẩm anken thu được có cấu hình cis. Giải thích.
Đáp án: Trong phản ứng hydro hóa anken bằng hiđro thì có sự tấn công cis vào nối ba, cơ chế phản ứng là hấp phụ nên tấn công cùng phía. Còn khi sử dụng Na/NH3 lỏng thì có sự tạo thành electron solvat hóa tấn công vào nối ba tạo thành gốc vinyl có cấu hình trans của hai nhóm thế R (để giảm sức đẩy giữa các nhóm thế).
SƯU TẦM