neutrons b) only electrons c) protons, neutrons, and electrons d) only protons e) protons and electrons ĐÁP ÁN 1c 2a 3b 4d 5c 6e 7a 8c 9b 10a Phần 3: Dữ kiện
Câu 1. Đây là hợp chất hữu cơ nào?
Dữ kiện 1: Có tính khử nên được dùng làm chất khử trong công nghệ tráng phích
(bình thủy) và tráng gương.
Dữ kiện 2: Ở cơ thể người bình thường, máu chứa một lượng chất này không đổi là
0,11%.
Dữ kiện 3: Chất này dạng tự do có nhiều trong hoa quả và mật ong.
Đáp án: Glucozơ (còn có tên là đường nho).
SƯU TẦM
Dữ kiện 1: Là chất khí không màu, mùi trứng thối, rất độc nên việc sử dụng nó bị
hạn chế.
Dữ kiện 2: Thuốc diệt chuột thường dùng ở nước ta chính là muối của nó.
Dữ kiện 3: Là hiđrua của một nguyên tố ở cột 15 trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Đáp án: PH3
Câu 3. Hãy cho biết nội dung của vấn đề đang được đề cập thông qua các nội dung sau:
Dữ kiện 1: CaSO4, apatit (P, Ca3(PO4)2), boxit;...
Dữ kiện 2: Các ứng dụng lần lượt của chúng là : …sản xuất H2SO4, NH4)2SO4,… Sản xuất phân lân, H3PO4, P… Sản xuất Al.
Dữ kiện 3: Các hợp chất được khai thác từ tự nhiên.
Đáp án: Nguyên liệu khoáng.
Câu 4. Đây là chất xúc tác nào?
Dữ kiện 1: Để chống chảy máu răng, hôi miệng, người ta thêm chất này vào kem
đánh răng.
Dữ kiện 2: Trung tâm của chất xúc tác này là một nguyên tố kim loại hoạt động Dữ kiện 3: Xúc tác cho quá trình tạo C6H12O6 từ CO2.
Đáp án: Cloropin hay chất diệp lục
Phần 4: Tự luận
Câu 1. Hãy giải thích vì sao vàng lại có tính dẻo đặc biệt?
Đáp án: Trong kim loại này đồng thời tồn tại cả hai cấu hình electron của nguyên tử là 5d106s1 và 5d96s2, chúng có năng lượng rất gần nhau, electron có thể nhảy dễ dàng từ obitan này thành obitan khác làm cho hệ electron trong kim loại trở nên linh động. Đây là nguyên nhân của “sự bôi trơn electron” gây ra tính dẻo dai đặc biệt của vàng.
SƯU TẦM
Câu 2. Trong một thí nghiệm với thuỷ ngân, một nhà hóa học đã bất cẩn làm vỡ dụng
cụ chứa thuỷ ngân tinh khiết. Trong phòng thí nghiệm lại hết sạch lưu huỳnh, làm cách nào để loại thuỷ ngân đây?
Đáp án: Nhà hóa học có thể dùng muối FeCl3 để thu gom Hg theo phản ứng: Hg + FeCl3 → FeCl2 + HgCl2
Câu 3. Các loại bơ, dầu thực vật khi để quá hạn sử dụng thường có mùi khó chịu,
giải thích.
Đáp án: Do khi hết hạn sử dụng thì những chất hữu cơ trong chúng sẽ bị oxi không khí oxi hóa thành các andehit và xeton có mùi khó chịu.
Câu 4. Khi cho ancol etylic phản ứng với I2 trong môi trường kiềm thì xuất hiện ngay một kết tủa màu vàng. Hãy giải thích và viết phản ứng.
Đáp án: Có sự oxi hóa ancol etylic thành axetanđehit, chất này có nhóm CH3-CO- sẽ tham gia vào phản ứng iodofom tạo CHI3 kết tủa vàng.
SƯU TẦM