ĐÁP ÁN
1c 2c 3a 4c 5a 6d 7d 8c 9c 10e
Phần 3: Dữ kiện
Câu 1. Hãy cho biết tên gọi của vị giáo sư này?
Dữ kiện 1: Nhà giáo nhân dân, nhà khoa học đầu ngành Hoá học Phân tích Việt
Nam.
Dữ kiện 2: Một trong số những người thầy giáo đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà
Nội.
SƯU TẦM
Đáp án: NGND. GS. Nguyễn Thạc Cát
Câu 2. Hãy cho biết công thức phân tử của hợp chất này?
Dữ kiện 1: Xúc tác được dùng trong quá trình sản xuất nhôm nguyên chất từ nhôm
oxit.
Dữ kiện 2: Tên thường gọi là Criolit.
Dữ kiện 3: Cấu tạo từ các nguyên tử Na, F, Al.
Đáp án: 3NaF.AlF3
Câu 3. Hãy khái quát những nội dung liên quan đề cập đến “từ chià khoá” sau đây, cho biết từ chìa khoá là gì?
Dữ kiện 1: Các phân tử hữu cơ rất quan trọng đối với quá trình sinh học của động vật
bậc cao cấp
nhưng cơ thể không thể tổng hợp được và phải tiếp nhận từ nguồn thức ăn.
Dữ kiện 2: Chỉ được sử dụng với một liều lượng nhất định cho phép, nhiều hơn sẽ
gây hại.
Dữ kiện 3: Retinol; Axit
Đáp án: Vitamin
SƯU TẦM
Dữ kiện 1: Hiện tượng diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ và các chất
trong môi trường…
Dữ kiện 2: Những biện pháp hạn chế tác hại cuả hiện tượng này là: sơn, mạ, bôi
mỡ…
Dữ kiện 3: Để mô tả có thể dùng hình ảnh cái đinh sắt để trong không khí ẩm, trong
dung dịch axit…
Đáp án: Hiện tượng ăn mòn kim loại.
Phần 4: Tự luận
Câu 1. Vì sao “viên sủi” cho vào nước lại sủi bọt.
Đáp án: Trong “viên sủi” có 1 ít bột natri hiđrocacbonat NaHCO3 và bột axit hữu cơ như axit xitric (axit có trong quả chanh). Khi “viên sủi” gặp nước tạo ra dung dịch axit. Dung dịch này tác dụng với muối NaHCO3 sinh ra khí CO2. Khí này thoát ra khỏi cốc dưới dạng bọt khí.
Câu 2. Tại sao ở điều kiện thường H2S là chất khí nhưng H2O là chất lỏng?
Đáp án: Khả năng tạo lien kết hiđro của H2S rất yếu so với H2O vì vậy ở nhiệt độ thường H2S là chất khí.
Câu 3. Tại sao khi nấu canh cá người ta cho một chút rượu hoặc bia vào?
Đáp án: Bia rượu hòa tan amin (là nguyên nhân gây ra mùi tanh), khi có nhiệt độ sẽ bay hơi làm hết mùi tanh.
SƯU TẦM