Phần 1: Trả lời nhanh
Trong trận thi quí II này, luật thi có thay đổi so với luật ban đầu, cụ thể mỗi thí sinh phải trả lời một gói gồm 6 câu hỏi của ban tổ chức trong thời gian 2 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Gói câu hỏi thứ nhất:
Câu 1. Xicloankin đơn giản nhất có thể tồn tại được có mấy nguyên tử C?
Đáp án: 8 nguyên tử (xiclooctin)
Câu 2. Nhà bác học người Anh đầu tiên sử dụng dòng điện vào phân tích hoá học?
Đáp án: Devy
Câu 3. Hãy giải thích vì sao khi luyện gang từ một loại quặng sắt có tạp chất là
đôlômit, người ta phải thêm đất sét vào lò?
Đáp án: Tạo muối silícat dễ nóng chảy, tỉ khối nhỏ, nổi trên gang, gọi là xỉ.
Câu 4. Gọi tên hợp chất Ca(NH2)2.
Đáp án: Canxi amiđua.
Câu 5. Thay canxi ở trong thủy tinh kali bằng chì sẽ được sẽ được thủy tinh chì trong
suốt còn có tên gọi là gì?
Đáp án: Thủy tinh pha lê.
Câu 6. Khoáng vật có công thức Al2O3.2SiO2.2H2O còn có tên thông dụng là gì?
Đáp án: Cao lanh.
Gói câu hỏi thứ hai:
Câu 1. Ở 100oC, dưới áp suất khí quyển, áp suất của hơi nước bão hoà bằng bao nhiêu mmHg?
Đáp án: 760 mmHg
Câu 2. Hãy nêu sự khác nhau cơ bản về thành phần hoá học chủ yếu của xà phòng và
SƯU TẦM
Câu 3. Nhà bác học Nga phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng?
Đáp án: Lomonoxop
Câu 4. Muối nitrat vô cơ nào có tác dụng giảm đau tốt nhất?
Đáp án: Amoni nitrat (NH4NO3)
Câu 5. Khi cho metyl da cam vào dung dịch NaHCO3 thì sẽ có hiện tượng gì?
Đáp án: Metyl da cam sẽ hóa vàng.
Câu 6. BaSO4 có thể tan trong một loại muối natri có 18 nguyên tử oxi. Đó là muối nào?
Đáp án: Na6P6O18
Gói câu hỏi thứ ba:
Câu 1. Nhà bác học phân tích không khí gồm một khí thở được và một khí không thở
được là ai?
Đáp án: Lovoisie
Câu 2. Lòng trắng trứng bị đông lại khi luộc, riêu cua nổi lên khi nấu canh cua…sự
kết tủa protit bằng nhiệt được gọi là gì?
Đáp án: Đông tụ
Câu 3. Hai phản ứng nào được xem là đặc trưng để nhận biết sự có mặt của
cacbonmonooxit?
Đáp án: Phản ứng với dd PdCl2 (tạo Pd kết tủa đỏ) và với I2O5 (tạo I2 màu tím)
Câu 4. Một trong những khoáng vật quan trọng nhất đối với công nghiệp sản xuất
nhôm?
Đáp án: Boxit hoặc criolit.
Câu 5. Trong thang độ cứng Mohs, CaCO3 có độ cứng bằng mấy?
Đáp án: 2
Câu 6. Photpho đỏ tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 40oC đúng hay sai?
SƯU TẦM
Câu 1. Sự khác nhau cơ bản giữa chất khơi mào và chất xúc tác là gì?
Đáp án: Chất xúc tác không mất đi trong quá trình phản ứng.
Câu 2. Ông nhận giải Nobel Hóa học năm 1965, ông là ai?
Đáp án: Robert Burns Woodward.
Câu 3. Khi đun nóng este phenylaxetat với nhôm clorua ta thu được mấy sản phẩm?
Đáp án: 2 sản phẩm là ortho và para-axetyl phenol
Câu 4. Lọai thuốc mà các bác sĩ xịt vào chân cầu thủ bóng đá khi chấn thương có
thành phần chính là một dẫn xuất halogen của ankan. Hãy cho biết dẫn xuất halogen đó là gì?
Đáp án: C2H5Cl
Câu 5. Nguyên tố nào đắt nhất ?
Đáp án: Califoni với giá hơn 10 triệu USD cho 1 gam đơn chất.
Câu 6. Tác dụng chính của hoạt chất heparin trong y tế là gì?
Đáp án: Chống đông máu.
Khác với các trận thi đấu trước, phần thi thứ hai ở trận này là phần thi Dữ kiện, thay vì phần thi Trắc nghiệm như bình thường. Luật của phần thi Dữ kiện vẫn giữ nguyên.
Phần 2: Dữ kiện
Câu 1. Đây là lí thuyết hóa học nào?
Dữ kiện 1: Là một sự phát triển xuất sắc của thuyết VB do Linus Pauling đề xướng. Dữ kiện 2: Quan niệm về sự đẩy các cặp e của lớp hóa trị theo mô hình này là một
phương pháp hiệu quả để hiểu cấu trúc các phân tử.
Dữ kiện 3: Công thức tượng trưng AXmEn.
Đáp án: Lý thuyết VSEPR (Valence shell electron pair repulsion)
Câu 2. Đây là phát minh hóa học nào?
Dữ kiện 1: Ra đời vào năm 1860 do nhà hoá học và công nghệ nổi tiếng người Thuỵ
SƯU TẦM
Dữ kiện 2: Đây là một loại chất phân huỷ nhanh chóng khi đun nóng hay va đập. Dữ kiện 3: Để dễ bảo quản và vận chuyển, nhà khoa học này đã trộn nitroglycerin
với một loại đất chứa silic (gọi là Kizengua).
Đáp án: Thuốc nổ Đynamit (dynamite).
Câu 3. Đây là loại liên kết nào?
Dữ kiện 1: Một chuỗi ARN hoặc 2 chuỗi ADN polynucleotit kết hợp với nhau trong
axit nucleic qua loại liên kết này.
Dữ kiện 2: Có thể nói đây là một dạng đặc biệt của lực hút liên phân tử. Dữ kiện 3: Năng lượng liên kết khoảng 40kJ.mol-1.
Đáp án: Liên kết hiđro.
Câu 4. Đây là cái gì ?
Dữ kiện 1: Là một sản phẩm nổi tiếng của các nhà khoa học ở bang Massachusetts.
Nó được nhiều nhà hóa học trên thế giới sử dụng và hoan nghênh nhiệt liệt.
Dữ kiện 2: Nó được nâng cấp hàng năm và hoàn toàn không có sự hỗ trợ cho font
Unicode.
Dữ kiện 3: Một phần trong tên của nó dễ làm người sử dụng liên tưởng tới một
trường đại học nổi tiếng.
Đáp án: Phần mềm ChemOffice của CambridgeSoft.
Khác với các trận thi đấu trước, phần thi thứ ba ở trận này là phần thi Tự luận, thay vì phần thi Dữ kiện như bình thường. Luật của phần thi Tự luận vẫn giữ nguyên.
Phần 3: Tự luận
Câu 1. Tại sao các vận động viên trước khi thi đấu thường phải xoa bột trắng vào
SƯU TẦM
Đáp án: Bột trắng thường dùng là bột magie cacbonat, một loại bột rắn mịn, nhẹ và có tác dụng hút ẩm tốt. Magie cacbonat có tác dụng hấp thụ mồ hôi trên bàn tay của vận động viên, đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao.
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy vào ống nghiệm 1 - 2 giọt dung dịch một
muối có màu hồng rất nhạt, sau đó cho thêm vào 5 giọt axit nitric loãng và một chất bột màu đen, đun đến sôi sẽ thấy có màu đỏ nhạt. Giải thích và viết phản ứng.
Đáp án: Oxy hóa muối Mn2+ thành axit HMnO4 trong dung dịch loãng có màu đỏ nhạt. Phản ứng: 2Mn2+ + 5PbO2 + 4H+ → 2MnO4- + 5Pb2+ + 2H2O
Câu 3. Đietyl ete và clorofom, thứ nào thích hợp để gây mê hơn? Giải thích.
Đáp án: Clorofom, cái này làm cho người ta ngủ say hơn. Ete cũng hiệu quả, nhưng lại có khối lượng phân tử thấp, nên dễ bay hơi hơn clorofom. Người sử dụng dễ bị ảnh hưởng trước tiên.
Câu 4. Giải thích tính tự dập lửa của sợi clovinyl?
Đáp án: Các loại sợi tự nhiên, sợi propylen, sợi nitrilong... đều dễ bắt cháy khi gặp lửa (300-400oC). Các chất cao phân tử này khi bốc cháy tạo ra các gốc tự do, ví dụ H*, OH*, OOH*. Tốc độ sinh sôi gốc tự do ngày càng lớn. Đối với sợi clovinyl, khi cháy sẽ phân giải phân tử HCl. Phân tử này sẽ hấp thụ năng lượng của các gốc tự do và tự động dập lửa.
Phần cuối cùa trận thi Quí II là một phần thi mới, với sự sáng tạo hơn. Phần thi này có tên Câu hỏi
giao lưu hay Thách đố. Các thí sinh lần lượt đưa ra những câu hỏi thách đố "độc đáo" của mình và
thời gian quy định cho các thí sinh khác và khán giả. Thí sinh hỏi thí sinh, nếu không có câu trả lời, sau khi thí sinh chủ câu hỏi sẽ hô khán giả thì đến lượt khán giả và cả ban tổ chức trả lời. Điểm cho phần thi này từ 10 - 50 điểm tùy vào mức độ độc đáo của câu hỏi.
Phần 4: Thách đố
(Câu hỏi giao lưu)
Câu hỏi thách đố thứ nhất: Giải thích hiện tượng khi cho từng giọt NaF vào dung
dịch Fe(NO3)3 và KSCN cho tới dư.
Đáp án: Ion Fe3+ tạo với ion SCN- phức Fe(SCN)3 màu đỏ và tạo với ion F- phức FeF63- không màu bền hơn Fe(SCN)3. Ban đầu dung dịch có màu đỏ, sau nhạt dần cuối cùng mất màu.
SƯU TẦM
Câu hỏi thách đố thứ hai: Giải thích tại sao người ta có thể dùng dao để cắt các kim
loại kiềm?
Đáp án: Vì trong tinh thể kim loại kiểm tồn tại liên kết kim loại yếu.
Câu hỏi thách đố thứ ba: Giải thích sự giảm đột ngột nhiệt độ nóng chảy từ cacbon
(to
nc = 3530oC) sang nitơ (to
nc = -210oC ) trong chu kì 2 của bảng HTTH.
Đáp án: Do sự chuyền kiều kiến trúc tinh thể từ kiều mạng lưới nguyên tử (liên kết giữa các nút mạng là liên kết cộng hoá trị bền vững, các phân tử sắp xếp khít nhau) sang kiều mạng lưới phân tử (các nút mạng liên kết với nhau bằng lực Van Der Waals kém bền) Chênh lệch nhiệt độ lớn.
Câu hỏi thách đố thứ ba: Vì sao viêc người ta coi rằng Fe3O4 là oxit hỗn hợp của
Fe2O3 và FeO đang dần dần không còn được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc đại học và cao học, mặc dù công thức đó không làm ảnh hưởng gì đến tính toán trong các bài tập hóa học.
Đáp án: Theo các dữ kiện nghiên cứu quang phổ thì Fe3O4 giống như là muối ferit Fe(FeO)2 có cấu tạo 2 tam giác đối xứng.
SƯU TẦM